Nội dung chính Gặp lá cơm nếp chính xác nhất - Kết nối tri thức
Với Nội dung chính Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Gặp lá cơm nếp từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Nội dung chính Gặp lá cơm nếp - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Bài giảng Ngữ văn 7 Gặp lá cơm nếp - Kết nối tri thức
A. Nội dung chính Gặp lá cơm nếp
Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.
B. Bố cục Gặp lá cơm nếp
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả
+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và tình yêu đất nước của tác giả
C. Tóm tắt Gặp lá cơm nếp
Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 1)
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.
Tóm tắt Gặp lá cơm nếp (mẫu 2)
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương" trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.
D. Tác giả, tác phẩm Gặp lá cơm nếp
I. Tác giả
- Thanh Thảo (sinh năm 1946)
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Phong cách nghệ thuật: ông là nhà báo, nhà thơ được đọc giả biết tới với nhưng tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến
- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988).
II. Tác phẩm Gặp lá cơm nếp
1. Thể loại: Thơ 5 chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ trích từ tác phẩm Dấu chân qua trảng cỏ
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
4. Tóm tắt tác phẩm Gặp lá cơm nếp
Bài thơ viết về hình ảnh của người lính đi xa nhà, nhưng trong anh vẫn luôn giữ hình ảnh nồi cơm nếp, cùng tình yêu mẹ, yêu quê hương da diết
5. Bố cục tác phẩm Gặp lá cơm nếp
- Phần 1: 2 khổ đầu hình ảnh người mẹ trong ký ức của người lính
- Phần 2: Còn lại tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước
6. Giá trị nội dung tác phẩm Gặp lá cơm nếp
- Người con đi xa quê nhớ về người mẹ hiền cùng nồi cơm nếp trong kí ức của mình. Từ đó gợi lên tình yêu của người con dành cho mẹ, tình yêu quê hương da diết.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Gặp lá cơm nếp
- Thể thơ 5 chữ
- Độc đáo cách gieo vầng, ngắt nhịp
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gặp lá cơm nếp
1. Hình ảnh của người mẹ trong ký ức đứa con xa nhà
- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Tình cờ ngửi thấy mùi xôi và hương khói bếp.
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn
- Người mẹ cùng nồi cơm nếp quê hương làm bồi hồi lòng người con xa xứ khi nhắc lại
Tuy đi xa nhà nhưng người lính không thể nào quên bóng hình quen thuộc cùng nồi cơm nếp đầy tình thương của mẹ
2. Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước
- Ở khổ thơ thứ 3, người lính đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu da diết dành cho mẹ mình và tổ quốc “Con quên làm sao được… Chia đều nỗi nhớ thương”.
+ Tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.
- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mũi vị của quê hương
- Người lính ấy nhớ tới hương vị của xôi nếp từ những ngày thơ bé, khi được mẹ nấu cho và thưởng thức trên chính quê hương của mình.
- Mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.
- Ở khổ cuối chỉ có 2 câu chỉ có 2 câu nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương da diết
+ Cảnh vật cũng như hiểu lòng người lính, thơm mãi mùi vị quê hương
Tình cảm của người lính dành tình yêu mãnh liệt cho mẹ và quê hương,kèm những ký ức gợi nhớ về hình ảnh quen thuộc
Xem thêm các bài Nội dung chính Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức chính xác nhất khác:
Nội dung chính Chiều sông Thương
Nội dung chính Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức