Nhà em ở Ngã Năm Sóc Trăng, xứ ấy qua đây mất gần một buổi đờ – cô hàng trái cây trên chợ nổi

Trả lời Câu 5 trang 12 sbt Ngữ văn 11 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.

1 225 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen được tác giả sử dụng ở những câu sau:

“Nhà em ở Ngã Năm Sóc Trăng, xứ ấy qua đây mất gần một buổi đờ” – cô hàng trái cây trên chợ nổi Phụng Hiệp kẹp hai đứa nhỏ, chao chao cái rổ rau sầu đâu xanh mướt. “Tui từ xứ Bạc Liêu qua” – ông lão xe lôi nằm ghếch chân hút thuốc gặp ở Long Xuyên. “Em đi lấy chồng, về nơi xứ xa” – lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó.

Trả lời:

- Trong cả ba câu văn, tác giả đều sử dụng biện pháp tu từ chêm xen. Thành phần chêm xen ở cả ba câu đều có vị trí giống nhau: được đặt ở cuối câu, nằm sau dấu gạch ngang “cô hàng trái cây trên chợ nổi Phụng Hiệp kẹp hai đứa nhỏ, chao chao cái rổ rau sầu đâu xanh mướt”; “ông lão xa lôi nằm ghếch chân hút thuốc gặp ở Long Xuyên”; “lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó”.

- Tác dụng của thành phần chêm xen ở ba câu cũng tương tự nhau: nêu và giải thích rõ hơn về chủ thể của câu nói được dẫn (nằm trong dấu ngoặc kép, đặt ở đầu câu). Đặc biệt, việc lặp cấu trúc thành phần chêm xen ở các câu đã góp phần tạo nên giọng điệu riêng, có màu sắc nghệ thuật, thể hiện nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ của người viết.

1 225 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: