Nêu điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích một số điểm chính

Trả lời Câu 2 trang 56 Chuyên đề Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10.

1 365 06/02/2023


Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức Phần 3: Một số bản hiến pháp việt nam từ năm 1946 đến nay

Câu 2 trang 56 Chuyên đề Lịch sử 10: Nêu điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

* Điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp Việt Nam: được ban hành khi Nhà nước mới được thành lập hoặc trong thời điểm đất nước có những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, cụ thể:

- Hiến pháp năm 1946 ra đời trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách.

- Hiến pháp năm 1959 ra đời trong bối cảnh đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

- Hiến pháp năm 1980 ra đời khi đất nước đã thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi từ Hiến pháp năm 1980, đáp ứng yêu cầu của công cuộc Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986.

- Hiến pháp năm 2013 ra đời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và xu thế hợp tác, phát triển của đất nước.

* Một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam:

- Là đạo luật gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước.

- Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước như: chế độ chính trị; chính sách phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương,...

- Ví dụ:

+ Hiến pháp năm 1946 quy định nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo thể chế dân chủ nhân dân, tổ chức bộ máy nhà nước gồm Nghị viện nhân dân, Chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp.

+ Hiến pháp năm 2013 quy định nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo thể chế cộng hòa, tổ chức bộ máy nhà nước gồm: ở trung ương: Quốc hội (thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp); Chính phủ (thực hiện quyền hành pháp), Toà án Nhân dân (thực hiện quyền tư pháp); ở địa phương có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp.

1 365 06/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: