Một số lực trong thực tiễn | Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10

Tài liệu Một số lực trong thực tiễn gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Vật lí lớp 10.

1 320 20/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG DÂY

1. Trọng lực

- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do.

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

Công thức trọng lực: P=mg

Trong đó P là trọng lực, là khối lượng của vật, g là gia tốc rơi tự do.

- Đặc điểm của trọng lực:

+ Điểm đặt: tại trọng tâm của vật.

+ Hướng: hướng vào tâm Trái Đất.

+ Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật: P=mg.

2. Lực căng dây

- Khi một sợi dây bị kéo căng, nó sẽ tác dụng lên hai vật gắn với hai đầu dây những lực căng T có đặc điểm:

+ Điểm đặt: là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.

+ Phương: trùng với chính sợi dây.

+ Chiều: hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợ dây.

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

- Với những dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở hai đầu dây luôn có cùng một độ lớn.

NOTE

Lực căng dây xuất hiện tại mọi điểm trên dây. Độ lớn của lực căng dây được xác định dựa vào điều kiện cụ thể của cơ hệ.

II. LỰC MA SÁT

- Lực ma sát là lực cản sự trượt hoặc lăn của vật này so với vật khác. Tùy vào đặc điểm chuyển

- Động giữa các mặt tiếp xúc mà lực ma sát được chia thành lực ma sát trượt, lực ma sát lăn hay và lực ma sát nghỉ.

- Nguyên nhân chính gây ra ma sát giữa các bề mặt là do lực hút, được gọi là lực bám dính giữa các vùng tiếp xúc của các bề mặt.

1. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa vật và bề mặt khi vật chịu tác dụng của một lực ngoài làm vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động.

- Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

+ Điểm đặt: trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt

+ Hướng: phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.

+ Độ lớn: bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động.

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

- Lực ma sát nghỉ có giá trị cực đại là F0. Khi lực đẩy (hay kéo) vật F>F0 thì vật bắt đầu trượt.

2. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật trượt trên một bề mặt.

- Đặc điểm của lực ma sát trượt:

+ Điểm đặt: trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.

+ Hướng: phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động của vật.

+ Độ lớn:

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

· Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật.

· Phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc.

· Tỉ lệ với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc: Fmst=μN.

Hệ số ma sát trượt μ là đại lượng không có đơn vị, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.

III. LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG CỦA CHẤT LƯU

- Chất lưu là thuật ngũ được dùng để chỉ chất lỏng và chất khí.

- Mọi vật chuyển động trong chất lưu luôn chịu tác dụng bởi lực cản và lực nâng của chất lưu.

1. Lực cản của chất lưu

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

- Lực cản của chất lưu có tác dụng tương tự như lực ma sát, chúng làm chuyển động của các vật bị chậm lại.

- Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm của vật, cùng phương và

ngược chiều chuyển động của vật trong chất lưu. Lực cản này phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.

2. Lực nâng - Lực đẩy Archimedes

- Mỗi vật thể ở trong chất lưu đều chịu một lực nâng hướng lên trên. Lực nâng này được gọi là lực đẩy Archimedes.

- Đặc điểm của lực đẩy Archimedes:

+ Điểm đặt: tại tâm đối xứng của phần vật nằm trong chất lưu.

+ Hướng: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

+ Độ lớn: bằng trọng lượng phần chất lưu mà vật chiếm chỗ.

- Công thức tính độ lớn lực đẩy Archimedes: FA=ρ.g.V

Trong đó:

FA : độ lớn lực đẩy Archimedes.

ρ : khối lượng riêng của chất lưu kg/m3.

V: thể tích phần chất lưu bị vật chiếm chỗ m3

IV. KHỐI LƯỢNG RIÊNG - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

1. Khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- Công thức tính khối lượng riêng: ρ=mV.

Trong đó ρ (đọc là rô), m và lần lượt là kí hiệu của khối lượng riêng, khối lượng và thể tích.

2. Áp suất

- Áp suất là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của áp lực lên mỗi đơn vị diện tích bị ép.

- Công thức tính áp suất: p=FS.

Trong đó:

F là độ lớn áp lực (N)

S là diện tích bị ép m2

p là áp suất (Pa)

3. Áp suất chất lỏng

- Chất lỏng gây ra áp suất không chỉ lên đáy bình chứa mà còn lên thành bình và lên mọi điểm trong chất lỏng.

- Công thức tính áp suất của chất lỏng: p=pa+ρ.g.h.

Trong đó: palà là áp suất khí quyển;

ρ là khối lượng riêng của chất lỏng;

g là gia tốc trọng trường; h là độ sâu của chất lỏng.

- Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm trong chất lỏng: Δp=ρ.g.Δh

B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG

Câu 1.Khi thả một vật từ độ cao h so với mặt đất, vật luôn rơi xuống. Lực nào đã gây ra chuyển động rơi của vật?

A. Lực ma sát.

B. Trọng lực.

C. Lực đẩy Archimedes.

D. Lực căng.

Câu 2.Một quả cầu được treo trên một sợi dây mảnh không dãn. Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào biểu diễn đúng các lực tác dụng lên quả cầu?

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. Hình (I).

B. Hình (II).

C. Hình (III).

D. Hình (IV).

Câu 3.Trong thực tế, dây dọi là dụng cụ được sử dụng để xác định

A. Trọng tâm của vật phẳng mỏng.

B. Kích thước của vật phẳng mỏng.

C. Phương nằm ngang của vật phẳng mỏng.

D. Chu vi của vật phẳng mỏng.

Câu 4.Một miếng bìa mỏng đồng chất có dạng là một hình tròn. Trọng tâm của miếng bìa đó nằm tại

A. tTâm của hình tròn.

B. Một điểm bất kì nằm trên rìa của hình tròn.

C. Một điểm bất kì bên trong hình tròn.

D. Một điểm bất kì bên ngoài hình tròn.

Câu 5.Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác. Trọng tâm của vật đó nằm tại

A. gGiao điểm của 3 đường cao.

B. Giao điểm của 3 đường trung tuyến.

C. Giao điểm của 3 đường phân giác.

D. Giao điểm của 3 đường trung trực.

Câu 6.Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. Mặt bàn học.

B. Cái tivi.

C. Chiếc nhẫn.

D. Rubik tam giác.

Câu 7.Lực ma sát không có đặc điểm nào sau đây?

A. Ngược chiều với chuyển động.

B. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.

C. Phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc và vật liệu.

D. Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Câu 8.Lực ma sát phụ thuộc vào

A. Trạng thái bề mặt và diện tích mặt tiếp xúc.

B. Diện tích bề mặt tiếp xúc và vật liệu.

C. Trạng thái bề mặt tiếp xúc, diện tích mặt tiếp xúc và vật liệu.

D. Vật liệu và trạng thái bề mặt tiếp xúc.

Câu 9.Lực ma sát trượt

A. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.

B. Có độ lớn phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.

C. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

D. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.

Câu 10.Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Chưa đủ cơ sở để kết luận.

Câu 11.Một hình hộp chũ̃ nhật nằm cân bằng trên một mặt phẳng nghiêng. Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào biểu diễn đúng các lực tác dụng lên vật?

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. Hình (I).

B. Hình (II).

C. Hình (III).

D. Hình (IV).

Câu 12.Một người kéo một hộp đồ bằng một sợi dây không dãn. (1), (2), (3), (4) lần lượt là các lực tác dụng lên hộp đồ được biểu diễn như hình vẽ. Lực căng dây là:

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. Lực (1).

B. Lực (2).

C. Lực (3).

D. Lực (4).

Câu 13.Trong hình vẽ bên, vectơ biểu diễn lực nào sau đây?

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. Lực nâng của không khí.

B. Lực cản của không khí.

C. Lực đẩy của động cơ.

D. Phản lực.

Câu 14.Lực nào sau đây có thể giúp khinh khí cầu bay lơ lửng trên không trung?

A. Lực nâng của không khí.

B. Lực cản của không khí.

C. Trọng lực.

D. Phản lực.

Câu 15.Công thức xác định độ lớn của lực ma sát trượt là

A. Fmst=μtN

B. Fmst=μtN

C. Fmst=μtN

D. Fmst=μtN

Câu 16.Công thức tính độ lớn lực đẩy Archimedes là

A. FA=ρ.g.V

B. FA=ρ.g.V

C. FA=m.g.V

D. FA=m.V

Câu 17. Công thức nào sau đây là công thức tính khối lượng riêng của một vật?

A. ρ=mV

B. p=FS

C. Δp=ρ.g.Δh

D. ρ=mV

Câu 18. Các viên gạch giống hệt nhau được xếp trên nền nhà như trong hình vẽ. Trường hợp nào sau đây áp suất do các viên gạch tác dụng lên nền nhà là lớn nhất?

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. (I).

B. (II).

C. (III).

D. (IV).

Câu 19. Đặt một ống thẳng dài, hai đầu hở, theo phương thẳng đứng trên một dòng nước đứng yên như hình vẽ. Cho áp suất khí quyển là pa, khối lượng riêng của nước là ρ,g là gia tốc trọng trường. Mực nước trong ống dâng lên đến điểm C. Điểm A' nằm trên cùng mặt ngang với điểm A. Áp suất của nước tại A' bằng:

Một số lực trong thực tiễn lớp 10

A. ρgAC+pa

B. pa

C. ρgACBC+pa

D. ρgBC+pa

Câu 20. Gọi pA,pB lần lượt là áp suất chất lỏng tại A,B có độ sâu tương ứng hAhB;ρ là khối lượng riêng của chất lỏng; g là gia tốc trọng trường. Biểu thức của định luật cơ bản của thủy tĩnh học là

A. pBpA=ρghBhA

B. pA+pB=ρghB+hA

C. pBpA=ρghBhA

D. pBpA=ρghB+hA

BẢNG ĐÁP ÁN

01. B

02. A

03.A

04.A

05. B

06. C

07. C

08. D

09. B

10. C

11. B

12. A

13. B

14.A

15. D

16. B

17. A

18. C

19.A

20. C

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 các chương hay, chi tiết khác:

Tổng hợp và phân tích lực - cân bằng lực

Ba định luật Newton về chuyển động

Moment lực. Cân bằng của vật rắn

1 320 20/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: