Chuyên đề Trái đất và bầu trời | Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10

Tài liệu Chuyên đề Trái đất và bầu trời gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Vật lí lớp 10.

1 351 20/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG

1. Bản đồ sao

- Căn cứ vào vị trí của các ngôi sao sáng quan sát được trên bầu trời vào ban đêm, người ta có thể xác định được các mùa và phương hướng trên mặt đất.

- Do các ngôi sao ở quá xa nên rất khó quan sát sự thay đổi vị trí của chúng trên bầu trời. Vì vậy để dễ dàng nhận diện vị trí các ngôi sao trên bầu trời, các nhà chiêm tinh cổ đại đã nhóm các ngôi sao sáng cạnh nhau thành các chòm sao và gán tên gọi cho chúng gắn với văn hóa, truyền thuyết, nhân vật, con vật,... Ví dụ như các chòm: Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu, Con Rồng, ...

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

- Để xác định được các chòm sao trên bầu trời, các nhà thiên văn học đã lập bản đồ sao. Bản đồ sao gồm hình ảnh các chòm sao được định vị trên bầu trời dựa vào vị trí quan sát, thời điểm quan sát ở mặt đất theo các vĩ độ nơi quan sát.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Bản đồ sao khi quan sát các chòm sao theo hướng bán cầu Bắc và bán cầu Nam của Trái Đất

- Các chòm sao luôn chuyển động trên bầu trời theo hướng từ Đông sang Tây khi ta quan sát từ Trái Đất, nhưng sao Bắc Cực ở gần phía cực Bắc của Trái Đất gần như không thay đổi vị trí. Vì vậy, một người đứng trên bán cầu Bắc chỉ cần tìm được sao Bắc Cực là sẽ biết hướng Bắc của Trái Đất.

2. Ba chòm sao quan trọng trên bầu trời phương Bắc

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Chòm sao Gấu lớn

(Ursa Major)

Chòm sao gấu nhỏ

(Ursa Minor)

Chòm sao Thiên Hậu

(Cassiopeia)

Còn được gọi là chòm sao Cán Gáo Lớn hay Đại Hùng

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Còn được gọi là chòm sao Cán Gáo Nhỏ hay Tiểu Hùng

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Bảy ngôi sao chính của chòm Gấu Lớn có độ sáng tương đồng và có tên gọi lần lượt là (alpha), β (beta), γ (gamma), δ (delta), ε (epsilon), ζ (zeta), η (eta).

Tên gọi bảy ngôi sao chính tương tự như chòm sao Gấu Lớn.

Năm ngôi sao chính của chòm Thiên Hậu lần lượt có tên là α (alpha), β (beta), γ (gamma), δ (delta), ε (epsilon), tạo thành hình chữ W hay chữ M, nằm đối diện với chòm sao Gấu Lớn qua chòm sao Gấu Nhỏ.

Chòm Gấu Lớn thường xuất hiện trên đỉnh đầu người quan sát vào mùa xuân (do đó dễ quan sát nhất vào thời điểm này)

Chòm Gấu Nhỏ có phương phụ thuộc vào từng thời điểm quan sát trong đêm và từng đêm trong năm.

Đầu Cán Gáo Nhỏ chính là sao Bắc Cực.

Chòm sao Thiên Hậu thường mọc lúc chập tối từ tháng 9 , có mặt suốt đêm trên bầu trời từ cuối mùa thu đến giữa mùa đông.

3. Sao Bắc Cực

Sao Bắc Cực là ngôi sao được sử dụng để định hướng phương Bắc, khi xác định được vị trí của sao Bắc Cực thì ra đã tìm ra được phương Bắc.

Để xác định được hướng Bắc trên Trái Đất, cần phải xác định được sao Bắc Cực. Sao Bắc Cực nằm ở đuôi của chòm sao Gấu Bé, có thể xác định dựa vào các cách sau:

Cách 1. Xác định sao Bắc Cực thông qua chòm sao Gấu Lớn: Lấy đoạn có độ dài bằng 5 lần khoảng cách giữa hai ngôi sao αβ trong chòm Gấu Lớn thì gặp sao Bắc Cực.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Cách 2. Xác định sao Bắc Cực thông qua chòm sao Thiên Hậu: Kẻ đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng γδ của chòm sao Thiên Hậu. Trên đoạn thẳng vừa kẻ cùng phía với sao ε, lấy một đoạn có độ dài bằng khoảng 7 lần đoạn γδ thì sẽ gặp sao Bắc Cực.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

II. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MỘT SỐ THIÊN THỂ TRÊN NỀN TRỜI SAO

1. Đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy

Dựa trên các quan sát, người ta đã rút ra các đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thuỷ Tinh trên nền trời sao như sau:

+) Bầu trời quay xung quanh Trái Đất theo chiều từ phía đông sang phía tây, hết một vòng trong một ngày đêm.

+) Bên cạnh chuyển động hằng ngày, từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời, Mặt Trăng còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông. So với các sao, Mặt Trời dịch chuyển trọn một

vòng trong khoảng 365 ngày, Mặt Trăng dịch chuyển trọn một vòng khoảng 27 ngày.

+) Hai hành tinh là Thủy Tinh và Kim Tinh luôn ở không quá xa Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Nhìn từ Trái Đất, chúng ở cách Mặt Trời với các góc tương ứng không quá 2848.

2. Mô hình hệ Mặt Trời của Copernicus

Vào năm 1543, Copernicus đề xuất mô hình vũ trụ với Mặt Trời là tâm và 6 hành tinh, gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Mặt Trời nằm yên ở trung tâm.

- Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tròn và cùng chiều.

- Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời.

- Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất.

- Thứ tự các hành tinh theo khoảng cách tăng dần từ Mặt Trời là: Thuỷ Tỉnh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh.

3. Mô hình hệ Mặt Trời hiện nay

Khác với mô hình của Copernicus, ngày nay hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip và Mặt Trăng cũng quay quanh Trái Đất theo quỹ đạo elip. Nội dung cụ thể như sau:

- Mặt Trời nằm yên ở trung tâm.

- Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip, cùng chiều và gần như trong một mặt phẳng.

- Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời.

- Mặt Trăng chuyển động theo quỹ đạo elip quanh Trái Đất.

- Thứ tự các hành tinh theo khoảng cách tăng dần từ Mặt Trời là: Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.

III. NHẬT THỰC, NGUYỆT THỰC VÀ THỦY TRIỀU

1. Nhật thực và nguyệt thực

- Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực là hiện tượng che khuất lẫn nhau do Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

- Nhật thực là hiện tượng xảy ra trong thời gian Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc đó, người quan sát từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Sơ đồ giải thích nhật thực

- Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi bóng của Trái Đất bao phủ toàn bộ hoặc một phần của Mặt Trăng.

+) Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng chiếu trực tiếp từ Mặt Trời đến Mặt Trăng bị Trái Đất che hoàn toàn. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

+) Nguyệt thực một phần xảy ra khi chỉ một phần của Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Sơ đồ giải thích nguyệt thực

2. Thủy triều

- Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển, nước sông,... lên xuống theo quy luật xác định. Ở ven biển và cửa sông là những nơi thấy thuỷ triều rõ nhất.

- Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do sự khác biệt về lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng vào các phần khác nhau của lớp nước bao phủ bề mặt Trái Đất gây ra. Do Mặt Trời ở xa Trái Đất hơn nhiều so với Mặt Trăng nên thuỷ triều do Mặt Trời tạo ra nhỏ hơn thủy triều do Mặt Trăng tạo ra.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG

Câu 1.Hình bên là một phần bản đồ sao ở nửa thiên cầu Bắc. Tên của chòm sao trong hình vẽ là

A. Gấu Lớn.

B. Gấu Nhỏ.

C. Thiên Hậu.

D. Con Rồng.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Câu 2.Hình bên là một phần bản đồ sao ở nửa thiên cầu Bắc. Tên của chòm sao trong hình vẽ là

A. Gấu Lớn.

B. Gấu Nhỏ.

C. Thiên Hậu.

D. Con Rồng.

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

Câu 3.Bằng mắt thường, con người có thể quan sát được khoảng bao nhiêu ngôi sao trên toàn bộ thiên cầu?

A. 5000 .

B. 6000 .

C. 7000 .

D. 8000 .

Câu 4.Các sao trên bầu trời được tập hợp lại thành từng nhóm. Dựa vào vị trí tương đối của các sao, con người đã nhóm các sao gần nhau theo cùng hướng thành từng chòm và tưởng tượng ra hình dạng để đặt tên cho chúng theo

A. Tên của các đồ vật thông dụng.

B. Tên các vị thần hoặc các con vật trong thần thoại.

C. Tên của các nhân vật trong truyện cổ tích.

D. Tên của các con vật nuôi trong gia đình.

Câu 5.Năm 1922, tại thành phố Rome nước Ý, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã họp và chia bầu trời thành

A. 88 chòm sao.

B. 68 chòm sao.

C. 89 chòm sao.

D. 69 chòm sao.

Câu 6.Sao Bắc Cực là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao

A. Gấu Lớn.

B. Gấu Nhỏ.

C. Thiên Hậu.

D. Sư Tử.

Câu 7.Để xác định vị trí sao Bắc cực dựa vào chòm sao Gấu Lớn, người ta ước lượng khoảng cách d giữa hai sao αβ của chòm sao này, sau đó vẽ đường tưởng tượng nối liền hai sao và kéo dài theo hướng từ sao β đến sao α. Từ sao α, ước lượng vị trí sao Bắc Cực nằm dọc theo đường tưởng tượng vừa vẽ, cách sao α một khoảng là

A. 5d.

B. 4d.

C. 6d.

D. 7d.

Câu 8.Để xác định vị trí sao Bắc Cực dựa vào chòm sao Thiên Hậu, người ta vẽ đường tưởng tượng nối hai sao γδ, ước lượng khoảng cách d giữa chúng. Từ sao γ, vẽ đường tưởng tượng vuông góc với đường nối sao và sao δ như hình vẽ. Khoảng cách từ sao Bắc Cực đến sao γ

Chuyên đề Trái đất và bầu trời lớp 10

A. 5d.

B. 4d.

C. 6d.

D. 7d.

Câu 9.Nhìn từ Trái Đất, Thủy Tinh cách Mặt Trời một góc có giá trị cực đại vào khoảng

A. 22

B. 26

C. 28

D. 23

Câu 10.Nhìn từ Trái Đất, Kim Tinh cách Mặt Trời một góc có giá trị cực đại vào khoảng

A. 22

B. 26

C. 28

D. 48

Câu 11.Vào năm 1543, Copernicus đề xuất mô hình vũ trụ với Mặt Trời là tâm và

A. 9 hành tinh.

B. 8 hành tinh.

C. 7 hành tinh.

D. 6 hành tinh.

Câu 12.Hệ Mặt Trời gồm

A. Mặt Trời và 6 hành tinh.

B. Mặt Trời và 7 hành tinh.

C. Mặt Trời và 8 hành tinh.

D. Mặt Trời và 9 hành tinh.

Câu 13.Trong Hệ Mặt Trời, hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất là

A. Thủy Tinh.

B. Hải Vương Tinh.

C. Thổ Tinh.

D. Kim Tinh.

Câu 14.Trong Hệ Mặt Trời, hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất là

A. Thủy Tinh.

B. Thiên Vương Tinh.

C. Thổ Tinh.

D. Kim Tinh.

Câu 15.Nhóm hành tinh khí là các hành tinh có kích thước lớn, bao gồm

A. Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh.

B. Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.

C. Thủy Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh

D. Mộc Tinh, Thổ Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh.

Câu 16.Nhóm hành tinh đá là các hành tinh chủ yếu chứa đá và kim loại, bao gồm

A. Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh.

B. Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tỉnh.

C. Thủy Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh

D. Mộc Tinh, Thổ Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh.

Câu 17.Nguyệt thực thường xảy ra vào

A. Ngày trăng tròn.

B. Ngày trăng bán nguyệt.

C. Ngày không trăng.

D. Một ngày bất kì trong tháng.

Câu 18.Theo Copernicus, các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo

A. Tròn.

B. Hypebol.

C. Elip.

D. Thẳng.

Câu 19.Thủy triều được hình thành do

A. Sức hút của thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của Mặt Trời.

B. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng, trong đó sức hút của Mặt Trời là chủ yếu.

C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng, trong đó sức hút của Mặt Trăng là chủ yếu.

D. Sức hút của các thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 hay, chi tiết khác:

Chuyên đề Động lượng

Chuyên đề Chuyển động tròn đều

Chuyên đề Biến dạng vật rắn

Chuyên đề Vật lí trong một số ngành nghề

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường

1 351 20/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: