Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng | Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10

Tài liệu Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Vật lí lớp 10.

1 351 20/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Động năng - Thế năng trọng trường

Động năng

Thế năng trọng trường

Khái niệm

Động năng của một vật là năng lượng vật có được do chuyển động:

Wd=12mv2

có giá trị bằng công của lực làm cho vật chuyển động từ trạng thái đứng yên đến khi đạt được tốc độ đó.

Thế năng trọng trường là năng lượng dự trữ trong vật do độ cao của vật so với gốc thế năng: Wt=mgh, có giá trị bằng công của lực để đưa vật từ gốc thế năng đến độ cao đó.

Công thức

Wd=12mv2 Wt=mgh

Đơn vị

Trong hệ SI, đơn vị của động năng và thế năng là Jun (kí hiệu J)

Đặc điểm

+) Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động.

+) Động năng của một vật là đại lượng vô hướng và không âm.

+) Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Thế năng trọng trường của một vật là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng 0 , phụ thuộc vào mốc thế năng được chọn.

Sự thay đổi động năng/ thế năng

Độ biến thiên động năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng vào vật.

Biểu thức:

Wd2Wd1=AF

12mv2212mv12=F.s

Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng trọng trường của vật.

Biểu thức:

Wt1Wt2=AP

mgh1mgh2=P.h12

Nếu công của ngoại lực là dương (công phát động) động năng của vật tăng. Nếu công của ngoại lực là âm (công cản) động năng của vật giảm.

Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm trọng lực sinh công dương.

Khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng trọng lực sinh công âm.

2. Cơ năng - Định luật bảo toàn cơ năng

- Cơ năng của một vật là một đại lượng có giá trị bằng tổng động năng và thế năng.

- Biểu thức: W=Wt+Wd=mgh+mv22.

- Định luật bảo toàn cơ năng: Khi một vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

Biểu thức: W=Wd+Wt=const (hằng số)

- Hệ quả:

Nếu động năng giảm thì thế năng tăng WdWt động năng chuyển hóa thành thế năng. Nếu động năng tăng thì thế năng giảm WdWt thế năng chuyển hóa thành động năng.

NOTE

Nếu vật chịu tác dụng của các lực cản, lực ma sát... thì cơ năng không bảo toàn:

ΔW=W2W1=A (trong đó A là công của lực cản, lực ma sát...)

B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG

Câu 1.Động năng là đại lượng

A. Vô hướng, luôn dương.

B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

C. Vectơ, luôn dương.

D. Vectơ, luôn dương hoặc bằng không.

Câu 2.Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?

A. J

B. kg.m2/s2

C. N.m

D. N.s

Câu 3.Thế năng trọng trường là đại lượng

A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. Vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.

D. Vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 4.Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?

A. Động năng.

B. Thế năng.

C. Trọng lượng.

D. Động lượng.

Câu 5.Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì

A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.

D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Câu 6.Khi một vật có khối lượng m chuyển động trong trọng trường thì cơ năng được xác định theo công thức

A. W=12mv2+mgh

B. W=12mv+mgh

C. W=mv2+mgh

D. W=mv2+12mgh

Câu 7.Cơ năng là một đại lượng

A. Luôn luôn dương.

B. Luôn luôn dương hoặc bằng không.

C. Có thể âm, dương hoặc bằng không.

D. Luôn khác không.

Câu 8. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng

A. Bằng tổng động năng và thế năng trọng trường.

B. Bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi.

C. Bằng thế năng trọng trường.

D. Bằng động năng.

Câu 9.Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi

A. Động năng của vật không đổi.

B. Thế năng của vật không đổi.

C. Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.

D. Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.

Câu 10.Xét chuyển động của con lắc đơn lí tưởng như hình vẽ, bỏ qua mọi ma sát và lực cản của môi trường, khi vật nặng chuyển động từ A đến O

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

A. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần, cơ năng giảm dần.

B. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần, cơ năng không đổi.

C. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần, cơ năng không đổi.

D. Thế năng không đổi, động năng giảm dần, cơ năng tăng dần.

BẢNG ĐÁP ÁN

01. B

02. D

03. B

04. B

05. D

06. A

07. C

08. A

09. C

10. B

C. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: ĐỘNG NĂNG - BIẾN THIÊN ĐỘNG NĂNG

Phương pháp giải

- Công thức tính động năng:

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

- Định lí biến thiên động năng:

Wd2Wd1=AF

12mv2212mv12=F.s

Ví dụ 1 Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Nếu khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa

A. Không đổi.

B. Tăng gấp 4 lần.

C. Tăng gấp đôi.

D. Tăng gấp 8 lần.

Phân tích:

Ta cần chú ý mối quan hệ tỉ lệ giữa các đại lượng trong công thức động năng như sau:

Wd=12mv2Wd~m~v2

Khi m tăng x lần thì Wd tăng x lần và ngược lại.

Khi v tăng x lần thì Wd tăng x2 lần và ngược lại.

Lời giải: Chọn C.

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

Hoặc sử dụng tỉ lệ như sau:

Wd~mv2Wd2Wd1=12.22=2

Ví dụ 2 Một vận động viên quần vợt thực hiện cú giao bóng kỉ lục, quả bóng đạt tới tốc độ 196km/h. Biết khối lượng quả bóng là 60g. Động năng của quả bóng là

A. 1152J

B. 89kJ

C. 1152kJ

D. 89J

NOTE

Trong công thức động năng, đơn vị của khối lượng cần đổi về kg, đơn vị của tốc độ cần đổi về m/s.

Lời giải: Chọn D.

Động năng của quả bóng là:

Wdl=12mv2

=12.60.103.1963,6289J

Ví dụ 3 Một xe tải có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì lái xe thấy chướng ngại vật cách xe 20m và hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Xe dừng lại cách chướng ngại vật 1m. Độ lớn của lực hãm là

A. 1184,2N

B. 22500N

C. 15000N

D. 11842N

Phân tích:

Với bài toán này chúng ta có thể giải theo hai cách như sau:

Cách 1:

Tính gia tốc của chuyển động chậm dần từ công thức v2v02=2as.

Do khi hãm phanh, ô tô chỉ chịu tác dụng của lực hãm động cơ nên ma=Fh.

Cách 2:

Vận dụng định lí biến thiên động năng A=Fms.s=Wd2Wd1.

Lời giải: Chọn D.

Cách 1:

Ta có:

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

Khi hãm phanh, ô tô chỉ chịu tác dụng của lực hãm động cơ, áp dụng định luật II Newton ta có:

Fh=m.a=2000.22538=11842N.

Cách 2:

Độ biến thiên động năng của xe:

ΔWd=12mv22v12

=12.2000.0152=225000J

Xe dừng lại cách chướng ngại vật 1m nên tổng quãng đường ô tô đi được là s=19m

Công thực hiện bởi lực hãm là:

A=Fmss=ΔWd

Fms.19=225000J

Fms=11842N

Độ lớn của lực hãm là 11842N.

DẠNG 2: THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG - CÔNG CỦA TRỌNG LỰC

Phương pháp giải

Bài toán liên quan trực tiếp đến thế năng trọng trường:

- Bước 1: Chọn mốc tính thế năng (thường chọn tại mặt đất), xác định độ cao h của vật.

- Bước 2: Tính thế năng trọng trường từ công thức Wt=mgh.

Độ giảm thế năng trọng trường:

AP=Wt1Wt2=mgh1h2

Ví dụ 1 Một con lắc đơn lí tưởng gồm vật nhỏ khối lượng m, dây treo dài l. Chọn mốc thế năng tại điểm treo dây. Biểu thức thế năng trọng trường của vật khi dây treo con lắc hợp với phương nằm ngang một góc 45

A. mgl2

B. mgl2

c. 112.mgl

D. 121.mgl

Phân tích:

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

Dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α.

Khoảng cách từ vật đến điểm treo dây theo phương thẳng đứng là: lcosα.

Nếu chọn mốc thế năng tại điểm treo: h=lcosα.

Lời giải: Chọn A.

Chọn mốc thế năng tại điểm treo dây.

Độ cao của vật khi dây treo con lắc hợp với phương nằm ngang một góc 45 là:

h=lcosα=lcos45=l2

Thế năng của vật là:

Wt=mgh=mg.l2=mgl2

Ví dụ 2 Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất của một tòa nhà cách mặt đất 100m, xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Lấy g=9,8m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10 , thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là

A. 588kJ

B. 392kJ

C. 392kJ

D. 588kJ

Phân tích:

Đề bài yêu cầu lấy gốc thế năng tại tầng 10 , do đó cần xác định độ cao của thang máy ở tầng cao nhất so với tầng 10 , để dễ hình dung ta quan sát hình vẽ bên.

Lời giải: Chọn A.

Chọn gốc thế năng tại tầng 10 thì độ cao của vật khi ở tầng cao nhất so với mốc thế năng là h=10040=60m

Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:

Wt=mgh=1000.9,8.60

=588000J=588kJ.

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

Ví dụ 3 Trong công viên giải trí, một xe có khối lượng m=80kg chạy trên một đường ray có mặt cắt như hình vẽ. Độ cao của các điểm A,B,C,D,E được tính đối với mặt đất và có giá trị hA=20m, hB=10m, hC=15m, hD=5m, hE=18m. Cho g=9,8m/s2. Độ biến thiên thế năng của xe trong trọng trường khi xe di chuyển từ A đến B là:

Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10

A. 1568J

B. 1586J

C. 3136J

D. 1760J

Phân tích:

Độ giảm thế năng của xe trong trọng trường khi xe di chuyển từ A đến E không phụ thuộc vào hình dạng, mà chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối, nên ta có: ΔWt=WAWE.

Lời giải: Chọn A.

Độ giảm thế năng của xe trong trọng trường khi xe di chuyển từ A đến E là:

Wt=mghAhE

=80.9,8.2018=1568J.

DẠNG 3: CƠ NĂNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

Phương pháp giải

Bài toán 1: Tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

- Cơ năng của vật được xác định theo công thức: W=Wd+Wt.

- Vật chuyển động trong trọng trường: W=12mv2+mgh.

Bài toán 2: Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng

- Bước 1: Xác định điều kiện áp dụng định luật bảo toàn cơ năng (chỉ chịu tác dụng của lực thế).

- Bước 2: Xác định cơ năng của hệ trước khi có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng W1.

- Bước 3: Xác định cơ năng của hệ sau khi có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng W2.

- Bước 4: Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng rút ra đại lượng theo yêu cầu của bài toán.

W1=W2.

Ví dụ 1 Từ điểm (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5kg; lấy g=10m/s2. Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật là

A. 4J

B. 8J

C. 5J

D. 1J

Phân tích:

Vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật là:

W=Wt+Wd=mgh+12mv2.

Bài toán đã chọn mốc thế năng ở mặt đất, nên h=0,8m.

Lời giải: Chọn C.

Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 các chương hay, chi tiết khác:

Công - Công suất

1 351 20/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: