Chuyên đề Biến dạng vật rắn | Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10

Tài liệu Chuyên đề Biến dạng vật rắn gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Vật lí lớp 10.

1 292 20/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Biến dạng đàn hồi, biến dạng kéo và biến dạng nén

- Khi không có ngoại lực tác dụng, vật tắn có kích thước và hình dạng xác định.

- Khi có ngoại lực tác dụng, vật rắn thay đổi hình dạng và kích thước, ta nói vật rắn bị biến dạng.

+) Biến dạng kéo: kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

+) Biến dạng nén: kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm đi so với kích thước tự nhiên của nó.

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

- Khi ngừng tác dụng lực nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi.

2. Các đặc tính của lò xo

- Các lò xo đều có tính đàn hồi. Khi chịu lực tác dụng, lò xo bị biến dạng đàn hồi.

- Xét với lò xo thẳng, độ biến dạng đặc trưng cho sự biến dạng của lò xo, được xác định bằng hiệu số giữa chiều dài lò xo khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

+) Khi lò xo không biến dạng: độ biến dạng của lò xo bằng không.

+) Khi lò xo biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.

+) Khi lò xo biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương và được gọi là độ dãn.

- Tính đàn hồi của lò xo được đặc trung bới một hằng số là độ cứng k, đơn vị trong hệ SIN/m.

- Giới hạn đàn hồi của lò xo là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.

3. Lực đàn hồi của lò xo - Định luật Hooke

Lực đàn hồi

Xuất hiện khi một lò xo bị biến dạng và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra sự biến dạng

Đặc điểm

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Điểm đặt: vị trí tiếp xúc giữa vật và lò xo.

Phương: trùng với trục lò xo.

Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo.

Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

Nội dung định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Biểu thức độ lớn: F=k|Δl|

Trong đó:

+ k là hệ số đàn hồi (độ cứng).

+ Δl là độ biến dạng của lò xo.

B. BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG

Câu 1.Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo

A. Tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.

B. Tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

C. Tỉ lệ với khối lượng của vật.

D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 2.Chọn phương án sai khi nói về hệ số đàn hồi?

A. Hệ số đàn hồi phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi.

B. Nếu đơn vị của lực là (N) và đơn vị chiều dài là (cm) thì hệ số đàn hồi có đơn vị là (N/cm).

C. Lò xo càng dài thì độ hệ số đàn hồi càng lớn.

D. Hệ số đàn hồi còn được gọi là độ cứng.

Câu 3:Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.

C. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực đàn hồi?

A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.

C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.

D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.

Câu 5:Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.

C. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.

Câu 6.Lực đàn hồi xuất hiện khi

A. Vật đứng yên.

B. Vật chuyển động có gia tốc.

C. Vật đặt gần mặt đất.

D. Vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

Câu 7.Vật nào dưới đây không có tính đàn hồi?

A. Quả bóng bàn.

B. Viên đất sét.

C. Sợi dây cao su.

D. Lò xo bút bi.

Câu 8.Hình ảnh nào sau đây mô tả biến dạng kéo?

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. Hình (1).

B. Hình (2).

C. Hình (3).

D. Hình (4).

Câu 9.Đồ thị hình bên biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới của lò xo và độ dãn của nó tương ứng với bốn lò xo treo thẳng đứng (1), (2), (3) và (4). Lò xo không tuân theo định luật Hooke là

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Câu 10.Đồ thị hình bên biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới của lò xo và độ dãn của nó tương ứng với bốn lò xo treo thẳng đứng (1), (2), (3) và (4). Lò xo có độ cứng lớn nhất là

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

BẢNG ĐÁP ÁN

01. B

02. C

03. B

04. D

05.B

06. D

07. B

08. D

09.A

10. D

C. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT HOOKE

Phương pháp giải

Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: Fdh=k|Δl|.

Trong đó: Δl=ll0 : độ biến dạng của lò xo (m).

l0;l :lần lượt là chiều dài tự nhiên và chiều dài của lò xo khi biến dạng (m).

k: độ cứng hay hệ số đàn hồi của lò xo (N/m)

- Lò xo nằm ngang thì ở vị trí cân bằng lò xo không biến dạng.

- Lò xo thẳng đứng thì ở vị trí cân bằng lò xo dãn (nén) l0| nên Fdh=k|Δl0|=mg

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Lò xo nằm ngang

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Lò xo thẳng đứng

Ví dụ 1 Tại cùng một nơi trên Trái Đất, hai con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo thứ nhất bị dãn ra Δl1 khi treo vật có khối lượng m1, lò xo thứ hai bị dãn ra Δl2=Δl12 khi treo vật có khối lượng m2=2m1. Giả sử cả hai lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng lần lượt là k1k2. Hệ thức liên hệ giữa k1k2

A. k2=4k1

B. k1=4k2

C. k1=k2

D. k1=2k2

Phân tích:

Khi lò xo cân bằng ta có:

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Áp dụng cho hai lò xo trong hai trường hợp m1m2 từ đó suy ra hệ thức cần tìm.

Lời giải: Chọn A.

Khi lò xo cân bằng ta có:

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Ví dụ 2 Một lò xo treo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng m=100g,khi vật cân bằng thì nó dãn ra 5cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, cho g=10m/s2. Thay vật m bằng vật m' để lò xo dãn ra 8cm thì khối lượng vật m' phải có giá trị là

A. 130g

B. 160g

C. 160kg

D. 130kg

Lời giải: Chọn B.

Khi hệ cân bằng ta có:

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

NOTE

Do k không đổi ta có thể lập tỉ lệ như sau:

k|Δl|=mgm~|Δl|m'=85m=160g

Ví dụ 3 Một lò xo khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên là 40cm được treo thẳng đứng đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m1=120g,khi cân bằng lò xo dãn ra thêm 2cm. Cho g=10m/s2. Chiều dài của lò xo khi treo thêm một vật có khối lượng m2=40g

A. 46cm

B. 43cm

C. 8cm

D. 6cm

Lời giải: Chọn B.

Treo lần lượt vật m1,m1+m2 vào đầu dưới lò xo thì lò xo dãn Δl1,Δl2>0

Khi hệ cân bằng ta có:

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Vậy chiều dài của lò xo khi treo vật m1+m2 là:

l=l0+|Δl2|=40+8343cm

Ví dụ 4 Hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực đàn hồi FN theo chiều dài lcm của lò xo. Độ biến dạng của lò xo khi lực đàn hồi có độ lớn 2N

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. 2,5 cm.

B. 10 cm.

C. 2 cm.

D. 3 cm.

Phân tích:

Độ lớn lực đàn hồi:

F=k|Δl|=k|ll0|

Trên đồ thị ta chú ý 2 vị trí đặc biệt có thể lấy được các thông số cần thiết là: F1=0;l1=10cmF2=2,5N;l2=12,5cm từ đó giải tìm giá trị độ cứng k.

Lời giải: Chọn C.

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

DẠNG 1: VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT II NEWTON GIẢI BÀI TOÁN LỰC ĐÀN HỒI

Phương pháp giải

Các bước giải hoàn toàn tương tự như các dạng bài vận dụng định luật II Newton đã làm ở chương Động lực học, kết hợp với nội dung về đặc điểm của lực đàn hồi và định luật Hooke để có hướng giải toán phù hợp.

Ví dụ 1 Một con lắc lò xo được treo trên mặt phẳng nghiêng không ma sát như hình vẽ. Biết lò xo có độ cứng k=100N/m và chiều dài tự nhiên là 70cm, vật nặng có khối lượng 0,5kg; bỏ qua khối lượng của lò xo. Cho g=10m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. 74,3 cm.

B. 74,5 cm.

C. 74 cm.

D. 72,5 cm.

Phân tích:

Lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng thì tại vị trí vật cân bằng, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với thành phần trọng lực tác dụng lên vật theo phương của mặt phẳng nghiêng.

Lời giải: Chọn D.

Khi vật cân bằng tại O ta có: Fdh+P+O=0(*)

Chọn hệ trục tọa độ xOy như hình vẽ.

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Chiếu (*) lên ta được:

PxFdh=0 với Px=Psinα

Psinα=k.|Δl0|Δl0|=mgsinαk=0,5.10sin30100=0,025m=2,5cm.

Chiều dài của lò xo khi cân bằng là:

l=l0+|Δl0|=72,5cm

NOTE

Khi treo một vật vào lò xo nằm nghiêng góc so với mặt phẳng ngang thì khi hệ cân bằng lò xo dãn một đoạn:

Δl0=mgsinαk.

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Ví dụ 2 Một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N, có chiều dài tự nhiên l0=20cm đặt trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang như hình vẽ. Một đầu lò xo gắn vào quả cầu khối lượng m=80g đầu kia gắn cố định vào một trục quay Δ thẳng đứng tại A. Cho trục Δ quay đều với tốc độ góc 5π rad/s. Chiều dài của lò xo gần với giá trị nào nhất?

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. 25 cm.

B. 20 cm.

C. 18 cm.

D. 15 cm.

Lời giải: Chọn A.

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

Trục Δ quay đều thì vật m quay theo và kéo lò xo dãn ra một khoảng Δl=ll0.

Theo định luật II Newton ta có: P+N+Fdh=ma(*)

Chiếu phương trình (*) lên phương bán kính quỹ đạo chiều hướng vào tâm ta được:

Fdh=mahtk|Δl|=ml0+|Δl|ω2|Δl|0,05m=5cm.

Vậy chiều dài của lò xo là:

l=l0+|Δl|25cm

Ví dụ 3 Một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N, và chiều dài tự nhiên l0=20cm treo vật có khối lượng m=80g vào đầu dưới lò xo còn đầu trên cố định vào điểm O trên trục Δ thẳng đứng. Cho trục Δ quay đều, vật m luôn vạch ra một đường tròn sao cho Δ hợp với trục lò xo một góc α=45. Lấy g=10m/s2. Số vòng quay mà vật m đã thực hiện trong 1 phút là:

Chuyên đề Biến dạng vật rắn lớp 10

A. 60 vòng.

B. 78 vòng.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 hay, chi tiết khác:

Chuyên đề Động lượng

Chuyên đề Chuyển động tròn đều

Chuyên đề Vật lí trong một số ngành nghề

Chuyên đề Trái đất và bầu trời

Chuyên đề Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường

1 292 20/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: