Một cửa hàng trong một buổi đã bán được 8 can nước mắm, mỗi can 5 l và một can 10 l

Lời giải Bài 4 trang 125 vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 3 Tập 2.

1 1,326 20/11/2024


Giải VBT Toán lớp 3 Bài 81: Luyện tập chung trang 124, 125, 126

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 2 trang 125 Bài 4: Một cửa hàng trong một buổi đã bán được 8 can nước mắm, mỗi can 5 l và một can 10 l. Hỏi trong buổi đó, cửa hàng đã bán được bao nhiêu lít nước mắm?

Lời giải

Trong buổi đó, cửa hàng đã bán được số lít nước mắm là:

5 × 8 + 10 = 50 (l)

Đáp số: 50 l

*Phương pháp giải:

Bước 1: Tính số lít nước mắm đã bán được ở các can 5 lít

Bước 2: Tính số lít nước mắm đã bán được trong buổi đó.

*Lý thuyết:

1. Phép nhân hai số tự nhiên

a x b = c

(thừa số) x (thừa số) = (tích)

Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60

Quy ước:

+ Trong một tích, ta có thể thay dấu nhân “x” bằng dấu chấm “.”

Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a . b = b . a

+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)

+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a

+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a . (b + c) = a. b + a . c

a . (b – c) = a . b – a . c

Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:

a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)

1. Phép cộng hai số tự nhiên

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34

2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a

Kết hợp

Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).

Xem thêm

Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

1 1,326 20/11/2024