Lý thuyết Tin học 10 Bài 4 (Cánh diều): Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

1 13,172 13/03/2023


A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

1. Các ứng dụng công nghệ thông tin

Chính phủ điện tử và doanh nghiệp số

- Chính quyền phục vụ nhân dân thông qua cung cấp các dịch vụ công. Ta thường gặp cách viết tắt G2B (Government to Business), G2C (Government to Citizen) khi nói về quan hệ chính phủ - doanh nghiệp, chính phủ - người dân trong chính phủ điện tử.

- Doanh nghiệp số hàm ý daonh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi số các dịch vụ

- Ngân hàng số (Digital Banking) có E-Banking và giao dịch qua điện thoại thông minh.

Ví dụ: Các loại ví điện tử, chuyển tiền qua điện thoại.

- Y tế số (Digital Healthcare) quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khỏe, bệnh án.

Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua điện thoại thông minh; đồng hồ thông minh có chức năng đo huyết áp, nhịp tim, đếm số bước,...

2. Xã hội tri thức và kinh tế tri thức

- Xã hội tri thức là bước phát triển tiếp theo của xã hội thông tin, dựa trên việc không ngừng sáng tạo và sử dụng tri thức trong mọi lĩnh vực.

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin.

- Ngân hàng Thế giới đưa ra chiến lược phát triển bốn lĩnh vực:

+ Thể chế và môi trường kinh doanh.

+ Khoa học và công nghệ.

+ Giáo dục và đào tạo.

+ Công nghệ thông tin và truyền thông.

 Công nghệ thông tin và truyền thông là một trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.

3. Khai thác tri thức từ dữ liệu

- Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thống thông minh, góp phần là nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.

- Dữ liệu lớn là lĩnh vực khoa học nhằm trích xuất thông tin từ khối dữ liệu khổng lồ, mang lại tri thức khó có được theo cách xử lí truyền thống.

 Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.

4. Đồ dùng và thiết bị thông minh

Đồ dùng, thiết bị được gọi là thông minh khi có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc với các thiết bị khác, hoạt động tương tự và tự chủ ở mức độ nào đó.

- Đồng hồ thông minh có thể coi như điện thoại thông minh đơn giản bớt chức năng và thu nhỏ lại.

- Ti vi thông minh hay đầu ti vi kĩ thuật số cũng có hệ điều hành, cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ các ứng dụng giải trí, điều khiển đóng vai trò như chuột và bàn phím.

- Robot lau nhà nó biết đi vòng, tránh trở ngại trên đường đi, tự tìm về chỗ nạp điện khi sắp hết điện.

5. Các cuộc cách mạng công nghiệp

- Các mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh từ cuối thế kỉ XVIII, phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong.

- Các mạng công nghiệp lần thứ hai vào nửa cuối thế kỉ XIX với phát minh và sử dụng điện, động cơ điện ở Đức và Mỹ.

- Các mạng công nghiệp lần thứ ba từ những năm 70 thế kỉ XX với sản xuất tự động hóa dựa vào máy tính và các thiết bị điện tử. Người máy thay thế con người và Internet ra đời.

- Các mạng công nghiệp lần thứ tư là sự cải tiến công nghệ nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và công nghệ sinh học,...

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội (ảnh 1)

Hình 4.1: Robot lau nhà, hút bụi thông minh

6. Internet vạn vật và máy móc thông minh trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh trong nhà máy thông minh.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội (ảnh 2)

Hình 4.2: Công nghiệp 4.0

- Internet vạn vật kết nối máy móc, thiết bị cộng tác thông minh, tạo ra hệ thống thực - ảo, tự chủ cùng nhau sản xuất.

B. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4 (Cánh diều 2023) có đáp án: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội 

Câu 1. Y tế số là:

A. ứng dụng công nghệ thông tin trong điều trị cho bệnh nhân.

B. ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khoẻ, bệnh án hồ sơ.

C. thay thế phương thức quản lí trên giấy tờ bằng quản lí trên máy tính.

D. ứng dụng công nghệ thông tin trong một khâu nào đó của bệnh viện.

Đáp án đúng là: B

Y tế số là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khoẻ, bệnh án hồ sơ.

Câu 2. Thiết bị nào trong những thiết bị sau là thiết bị thông minh?

A. Máy hút bụi.

B. Robot lau nhà.

C. Chổi quét nhà.

D. Máy hút mùi.

Đáp án đúng là: B

Ro bot lau nhà được cài sẵn các chương trình có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng (người sử dụng đặt các chế độ khác nhau), kết nối với các thiết bị khác (tự động sạc pin khi hết).

Câu 3. Đồ dùng được gọi là thông minh khi:

A. Có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó.

B. Có thể tính toán.

C. Hoạt động theo một quy trình giống nhau.

D. Có sạc pin.

Đáp án đúng là: A

Theo khái niệm về đồ dùng được gọi là thông minh khi: Có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó.

Câu 4. Công nghiệp 4.0 là:

A. Cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.

B. Có sự phát triển của các ngành công nghiệp  và .

C. Sự ra đời và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất.

D. Sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh, đồng thời chuỗi cung ứng cũng thông minh.

Đáp án đúng là: D

Công nghiệp 4.0 đề cập đến một giai đoạn mới trong cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu tập trung vào kết nối, tự động hóa, máy học và dữ liệu trong thời gian thực. Công nghiệp 4.0, đôi khi còn gọi là IoT hoặc sản xuất thông minh, kết hợp sản xuất và vận hành thực tế với công nghệ kỹ thuật số thông minh.

Câu 5. Người dùng có thể tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi, không phụ thuộc vào vị trí địa lý khi người dùng kết nối vào đâu?

Top of Form

A. Laptop

B. Máy tính

C. Mạng máy tính

D. Internet

Đáp án đúng là: D

Người dùng có thể tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi, không phụ thuộc vào vị trí địa lý khi người dùng kết nối vào Internet. Khi đã gia nhập Internet, hai máy tính ở hai đầu trái đất cũng có thể kết nối trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.

Câu 6. Thiết bị nào là thiết bị số trong các thiết bị sau:

A. Điện thoại thông minh.    

B. Máy ảnh số.                        

C. Máy ghi âm số.

D. Tất cả các thiết bị trên.

Đáp án đúng là: D

Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

Câu 7. E-Govermment là:

A. Chính phủ điện tử

B. Doanh nghiệp số.

C. Ngân hàng số.

D. Y tế số

Đáp án đúng là: A

E-Govermment là viết tắt của Electronic government là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân.

Câu 8. E-Banking là:

A. Chính phủ điện tử

B. Doanh nghiệp số.

C. Ngân hàng điện tử.

D. Y tế số

Đáp án đúng là: C

Thuật ngữ Ngân hàng điện tử (hay e-Banking) xuất hiện ở Việt Nam hơn một thập kỷ qua. Nhắc tới ngân hàng điện tử là nhắc tới một loại hình dịch vụ tạo điều kiện cho khách hàng kiểm tra thông tin hoặc giao dịch bằng hình thức online thông qua tài khoản ngân hàng.

Câu 9. Doanh nghiệp số là:

A. Doanh nghiệp bán hàng qua mạng.

B. Doanh mạng có nhiều hệ thống máy tính.

C. Doanh nghiệp có doanh thu cao.

D. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

Doanh nghiệp số là: Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.

Câu 10. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về chuyển đổi số?

A. Là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế -xã hội.

B. Là chuyển đổi từ làm việc bằng giấy tờ thành làm việc trên máy tính.

C. Là sử dụng công nghệ cho một công việc nào đó.

D. Là thay thế phương thức làm việc cũ bằng phương thức làm việc mới.

Đáp án đúng là: A

Là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế -xã hội.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Sự ưu việt của máy tính và những thành tựu của tin học

Lý thuyết Bài 3: Thực hành sử dụng thiết bị số

Lý thuyết Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

Lý thuyết Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật

Lý thuyết Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính

1 13,172 13/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: