Lý thuyết Tin học 10 Bài 15 (Cánh diều): Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

1 1,562 26/02/2023


Lý thuyết Tin học 10 Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách

Bài 1. Cập nhật danh sách

Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một danh sách các số nguyên, sau đó thực hiện:

- Thay thế các phần tử âm bằng -1, phần tử dương bằng 1, giữ nguyên các phần tử giá trị 0.

- Đưa ra màn hình danh sách nhận được

Ví dụ:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách (ảnh 1)

Hướng dẫn:

Tạo danh sách a từ dữ liệu nhập vào:

- Duyệt các phần tử a (với i= 0, 1, 2,..., len(a) - 1), thay a = 1 nếu a>0 và a = -1 nếu a<0.

Lưu ý: Lệnh print() chứa tham số end = ' ' để thêm dấu cách giữa các phần tử của danh sách.

- Tham khảo chương trình ở Hình 15.1

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách (ảnh 2)

Hình 15.1 Một chương trình cho bài toán Cập nhật danh sách

Bài 2. Các số đặc biệt của dãy số

Viết chương trình nhập vào từ bàn phím danh sách số nguyên a, đếm và đưa ra màn hình số lượng các phần tử lớn hơn phần tử đứng ngay trước và phần tử đứng ngay sau nó

Hướng dẫn:

- Tạo danh sách a từ dữ liệu nhập vào.

- Duyệt các phần tử a (với i= 1, 2,..., len (a) -1), đếm các phần tử a thoả mãn điều kiện:

  ai – 1 < ai > ai + 1

- Tham khảo chương trình ở Hình 2.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách (ảnh 3)

Hình 15.2 Một chương trình cho bài toán Các số đặc biệt của dãy số

Bài 3. Trò chơi với các chiếc giày

Có n đôi giày cùng loại chỉ khác nhau về kích cỡ được xếp thành một hàng theo thứ tự ngẫu nhiên. Chủ trỏ bí mật rút một chiếc giày và giấu đi, sau đó yêu cầu người chơi cho biết chiếc giày được giấu là chiếc giày trái hay phải và có số là bao nhiêu.

Hà My muốn viết một chương trình nhập vào một dãy, mỗi số trong dãy mô tả một chiếc giày, số có giá trị âm cho biết đó là giày trái, số có giá trị dương cho biết đó là giày phải, giá trị tuyệt đối của số là kích cỡ của giày (Hình 15.3). Chương trình sẽ cho biết chiếc giày nào còn thiếu trong dãy.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách (ảnh 4)

Hình 15.3 Ví dụ hai đôi giày bị giấu đi chiếc giày kích cỡ 37 bên trái

Cách làm thông thường để tìm ra chiếc giày còn thiếu là đi ghép các đôi giày, tuy nhiên cách làm này sẽ mất nhiều thời gian. Một cách làm đơn giản là dựa trên nhận xét: Nếu dãy không thiếu chiếc giày nào thì tổng sẽ bằng 0, nên có thể xác định chiếc giày còn thiếu khi biết tổng các số trong dãy. Hình 15.4 là chương trình mà Hà My viết theo cách làm trên, tuy nhiên chương trình vẫn còn có lỗi. Em hãy giúp Hà My sửa các lỗi để nhận được chương trình chạy được và cho ra kết quả đúng.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách (ảnh 5)

Hình 15.4 Chương trình Hà My viết

Hướng dẫn:

Chương trình của Hà My có các lỗi sau:

- Dòng 5: sum = sum + shoes(i). Truy cập tới phần tử thứ i trong danh sách thì phải viết là sum = sum + shoes[i].

- Dòng 7, 9: print(‘Chiếc giày bên trái, kích cỡ’, sum). Kích cỡ của giày phải là giá trị tuyệt đối (kích cỡ giày thì không thể âm được)

- Có thể bổ sung trường hợp sum = 0, đưa ra thông báo ‘không thiếu đôi giày nào’.

Chương trình sửa lại như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách (ảnh 6)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu

Lý thuyết Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách

Lý thuyết Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Lý thuyết Bài 17: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính

Lý thuyết Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính

1 1,562 26/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: