Lý thuyết Tin học 10 Bài 1 (Cánh diều): Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

1 6,729 13/03/2023


          A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

1. Nguồn thông tin và dữ liệu

- Nhờ các giác quan, con người nhận được các tín hiệu qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác từ xung quanh và chuyển thành thông tin trong não.

Ví dụ: “Hội An có Chùa Cầu với vòm mái cong rất độc đáo”, em biết điều này khi đến xem trực tiếp hoặc xem qua ti vi, đọc sách, báo,…

- Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.

2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Từ thông tin thành dữ liệu

- Nói, viết, vẽ, … là để chuyển thông tin trong não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao thông tin.

Ví dụ: Ghi lại một điều cần chú ý trong bài học vào vở, vẽ sơ đồ khối thể hiện ý tưởng của em để giải bài toán.

- Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau.

Ví dụ: Để tránh làm phiền người khác chỗ đông người, em có thể trao đổi thông tin với bạn qua dấu hiệu gật đầu, mỉm cười hay cử chỉ.

b) Từ dữ liệu đến thông tin

- Văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, … là dữ liệu. Dữ liệu là nguồn thông tin.

- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (ảnh 2)

Hình 1.1: Rút ra thông tin từ dữ liệu.

3. Phân biệt dữ liệu với thông tin

- Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.

Ví dụ: Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An; Lớp 10A; Điểm môn Tin học: 10”. Trình bày dạng bảng chia làm ba mục dữ liệu thuộc ba cột.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (ảnh 2)

Hình 1.2: Ví dụ thông tin dạng bảng

- Từ nguồn dữ liệu đầu vào có thể rút ra thông tin khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Các thông tin được rút ra phụ thuộc vào dữ liệu.

4. Tin học và xử lí thông tin trong tin học

- Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình tổ chức, lưu trữ và truyền dẫn thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính.

- Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin là những khái niệm cơ sở ngành tin học.

- Để máy tính xử lí được thông tin thì thông tin đó phải chuyển thành dữ liệu số hóa.

- Ở bậc phổ thông, môn Tin học giúp các công dân tương lai có khả năng sử dụng nhiều phương tiện hữu ích, giúp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá là thông tin và tri thức.

5. Các bước xử lí thông tin của máy tính

Máy tính đã thực hiện ba bước để xử lí thông tin:

- Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số.

- Xử lí dữ liệu.

- Đưa ra kết quả xử lí ra cho con người.

6. Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức

Tháp dữ liệu – thông tin- tri thức minh họa quá trình trích xuất, tinh lọc dần từ dữ liệu thành thông tin, từ thông tin thành tri thức.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin (ảnh 3)

Hình 1.3: Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức.

B. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1 (Cánh diều 2023) có đáp án: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

Câu 1. Trên đường đi học về Nam thấy một biển báo như hình dưới đây:

Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

Theo em dữ liệu mà An nhìn thấy trên biển báo là dạng:

A. Âm thanh                            

B. Số

C. Chữ và hình ảnh                                       

D. Đoạn video

Đáp án đúng là: C

Trên biển báo có hình ảnh và chữ “cấm xả rác” ⇒ Dữ liệu mà An nhìn thấy ở dạng chữ và hình ảnh.

Câu 2. Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau:

A. Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.

B. Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

C. Nói, viết, vẽ là chuyển thông tin trong bộ não con người thành dữ liệu để lưu trữ hay gửi đi khi trao đổi thông tin.

D. Thông tin có thể chia thành nhiều phần, thành các mục nhỏ hơn; còn dữ liệu có tính toàn vẹn.

Đáp án đúng là: D

Dữ liệu có thể chia thành nhiều phần, thành các mục nhỏ hơn; còn thông tin có tính toàn vẹn.

Câu 3. Khi em nhìn thấy một cảnh đẹp, thì mắt tham gia vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận thông tin.

B. Truyền thông tin.

C. Xử lí thông tin.

D. Truyền thông tin.

Đáp án đúng là: A

Mắt là cơ quan thị giác sẽ tham gia vào quá trình thu nhận thông tin.

Câu 4. Tiếng còi xe cứu thương là thông tin dạng gì?

A. Thông tin dạng văn bản.

B. Thông tin dạng âm thanh.

C. Thông tin dạng hình ảnh.

D. Cả 3 dạng thông tin.

Đáp án đúng là: B

Tiếng còi xe cứu thương là thông tin dạng âm thanh.

Câu 5. Máy tính thực hiện mấy bước để xử lí thông tin?

A. 3                                          

B. 2

C. 1                                          

D. 4

Đáp án đúng là: A

Máy tính thực hiện 3 bước: nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số; xử lí dữ liệu và đưa kết quả xử lí ra cho con người.

Câu 6. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?

A. Mặc đồng phục.

B. Đi học mang theo áo mưa

C. Ăn sáng trước khi đến trường.

D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.

Đáp án đúng là: B

Nhờ có thông tin “Ngày mai trời có thể mưa” mà em có quyết định định đi học mang theo áo mưa.

Câu 7. “Em nghe loa phát thanh, biết hôm nay là Kỉ niệm 10 năm thành lập trường”. Theo em, đó là thông tin dạng gì?

A. Dạng hình ảnh.

B. Dạng số.

C. Dạng âm thanh.

D. Dạng chữ.

Đáp án đúng là: C

Thông tin nhận được qua “nghe” bằng tai nên đó là thông tin dạng âm thanh.

Câu 8. Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?

A. Tiếng chim hót.

B. Đi học mang theo áo mưa

C. Ăn sáng trước khi đến trường.

D. Hẹn bạn Hương cùng đi học

Đáp án đúng là: A

Con người dùng các giác quan để thu nhận thông tin, tiếng chim hót là thông tin dạng âm thanh sẽ được thính giác thu nhận.

Câu 9. Bạn An gọi điện nói với em: “Ngày mai có một bộ phim hoạt hình được chiếu ở rạp lúc 8 giờ, tớ đã thấy ở poster gần trường mình, mai cậu xin phép bố mẹ và đi xem với tớ nhé”. Theo em thông tin mà bạn An biết được khi nói với em ở dạng nào?

A. Viết                  

B. Nói

C. Vẽ          

D. Hình ảnh.

Đáp án đúng là: B

Con người thường xuyên lưu trữ và trao đổi thông tin trong cuộc sống hàng ngày. Nói, viết, vẽ là chuyển thông tin trong bộ não con người thành dữ liệu để trao đổi thông tin. Trong câu nói trên An đã dùng lời nói để chuyển thông tin cho em.

Câu 10. Khi nói về các bước xử lí thông tin của máy tính thì người ta gọi đây là bước:

A. Xử lí dữ liệu.

B. Xử lí thông tin.

C. Xử lí văn bản.

D. Xử lí âm thanh.

Đáp án đúng là: A

Xử lí thông tin trong máy tính tương ứng với các hoạt động xử lí thông tin của con người. Máy tính thu nhận thông tin và xử lí chuyển thành dữ liệu.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Sự ưu việt của máy tính và những thành tựu của tin học

Lý thuyết Bài 3: Thực hành sử dụng thiết bị số

Lý thuyết Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Lý thuyết Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống

Lý thuyết Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật

1 6,729 13/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: