Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 10 Bài 24.

1 2,422 26/02/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

I. LÊN MEN ÊTILIC

1. Mục tiêu

- Đặt được thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men.

2. Chuẩn bị

Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm thí nghiệm (2 – 3 học sinh):

- 3 ống nghiệm (đường kính từ 1 – 1,5 cm, dài 15 cm).

- Bánh men mới chế tạo được giã nhỏ và rây lấy bột mịn (2 – 3g) hoặc nấm men thuần khiết.

- 20 ml dung dịch đường kính 10%.

- 20 ml nước lã đun sôi để nguội.

3. Nội dung và cách tiến hành

- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết.

- Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.

- Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3.

- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt 30 - 320C, quan sát hiện tượng xảy trong các ống nghiệm.

Lý thuyết Thực hành: Lên men êtilic và lactic | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

4. Thu hoạch

- Kết quả thí nghiệm:

Nhận xét

Ống nghiệm 1

Ống nghiệm 2

Ống nghiệm 3

Có bọt khí CO2 nổi lên

 

x

 

Có mùi rượu

 

x

 

Có mùi đường

x

x

 

Có mùi bánh men

 

x

x

- Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Ống nghiệm 1: không có nấm men nên không xảy ra hiện tượng hô hô hiếu khí hay lên men.

+ Ống nghiệm 2: có nấm men, có chất hữu cơ (saccarôzơ) nên nấm men thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí và lên men tạo ra CO2 (làm xuất hiện bọt khí) và C2H5OH (làm xuất hiện mùi rượu).

C6H12O6Nm men2CO2+2C2H5OH+năng lưng

+ Ống nghiệm 3: không chất hữu cơ (saccarôzơ) nên nấm men cũng không thể thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí hay lên men tạo sản phẩm.

II. LÊN MEN LACTIC

1. Mục tiêu

- Biết làm sữa chua, muối chua rau quả.

2. Chuẩn bị

- Một hộp sữa chua Vinamilk.

- Một hộp sữa đặc có đường.

- Thìa, cốc đong, ấm đun nước.

- Cải sen, bắp cải.

- Dao con.

- Dung dịch NaCl.

- Bình hoặc vại để muối dưa.

3. Nội dung và cách tiến hành

a. Làm sữa chua

* Cách tiến hành:

- Lấy 100 ml sữa đặc cho vào ống đong. Rót thêm 350 ml nước sôi, khuấy đều.

- Để nguội đến 40oC cho 1 thìa sữa chua Vinamilk, khuấy đều đổ ra cốc nhựa.

- Đưa vào tủ ấm 40oC hay hộp xốp.

- Sau 3 – 5 giờ sữa đông tụ lại là sữa chua đã được hình thành.

* Kết quả thí nghiệm:

- Màu sắc sữa chuyển từ màu trắng sang trắng ngà.

- Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại).

- Vị ngọt giảm, tăng vị chua.

* Giải thích kết quả thí nghiệm:

- Vi khuẩn lactic trong sữa chua thực hiện lên men lactic biến đường thành axit lactic: Lactôzơ → Galactôzơ + Glucôzơ → Axit lactic.

- Axit lactic tăng khiến độ pH của dung dịch giảm → Prôtêin cazêin trong sữa biến tính → Sữa đông tụ lại, vị ngọt giảm, vị chua tăng đồng thời quá trình lên men sinh ra các sản phẩm phụ diaxety, axit hữu cơ khác và este làm sữa chua có hương vị thơm ngon.

b. Muối rau củ quả

* Cách tiến hành:

- Rau cải cắt nhỏ 3 – 4 cm, phơi se mặt.

- Đổ rau vào bình trụ.

- Pha nước muối ấm 5 – 6% rồi đổ ngập rau.

- Nén chặt đậy kín để nơi ấm.

* Kết quả thí nghiệm:

- Màu xanh của rau chuyển sang màu vàng.

- Có vị chua nhẹ thơm.

* Giải thích kết quả thí nghiệm:

- Lúc đầu, vi khuẩn lactic và các loại vi khuẩn khác có trên bề mặt rau củ cùng phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau củ.

- Vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau thành axit lactic theo phương trình: Glucôzơ → Axit lactic. Sự xuất hiện của axit lactic làm pH của môi trường giảm → Ức chế các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế → Dưa quả chua ngon.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật

Lý thuyết Bài 29: Cấu trúc các loại virut

1 2,422 26/02/2022
Tải về