Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 20: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 10 Bài 20.

1 758 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 20: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

- Xác định được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.

- Vẽ được các tế bào ở các kì của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi.

- Rèn luyện được kĩ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.

II. CHUẨN BỊ

- Kính hiển vi quang học có vật kính x 10 x 40, thị kính x 10 và x 15.

- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành được chuẩn bị sẵn theo các bước sau:

- Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x 10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x 40.

- Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.

- Vẽ tế bào ở một số kì khác nhau quan sát được trên tiêu bản vào vở.

IV. THU HOẠCH 

Lý thuyết Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

Ảnh các kì nguyên phân ở rễ hành

- Để nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản, cần chú ý các hoạt động điển hình của NST tại mỗi kì:

+ Kì đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn.

+ Kì giữa: NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: Hai crômatit của NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST đơn dãn xoắn, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào để phân chia tế bào chất.

- Chú ý: Cùng một kì nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau vì:

+ Góc độ quan sát khác nhau.

+ Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Vì vậy, khi làm tiêu bản ta có thể bắt được những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau của cùng một kì.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào

Lý thuyết Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

Lý thuyết Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

1 758 lượt xem
Tải về