Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 17: Quang hợp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 10 Bài 17.

1 5447 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp

Bài giảng Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp

I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP

Lý thuyết Quang hợp | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

- Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ (cacbohiđrat) từ các nguyên liệu vô cơ (CO2, H2O).

- Phương trình tổng quát:

CO+ H2O + Năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2

- Sinh vật có khả năng quang hợp: thực vật, tảo và một số vi khuẩn quang hợp.

II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

- Quang hợp thường được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

Lý thuyết Quang hợp | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

- Pha sáng và pha tối có mối quan hệ mật thiết với nhau: Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối. Quá trình sử dụng ATP và NADPH trong pha tối sẽ tạo ra ADP và NADP+ cung cấp cho pha sáng tái sử dụng để tạo ra ATP và NADPH.

1. Pha sáng

- Vị trí: Diễn ra tại màng tilacôit của lục lạp.

- Nhu cầu ánh sáng: Cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng (chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng).

- Bản chất: Là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mà sắc tố quang hợp hấp thụ được thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH.

- Nguyên liệu: Năng lượng ánh sáng, H2O, ADP, NADP+, Pi.

- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2 (có nguồn gốc từ nước).

- Diễn biến: Năng lượng ánh sáng được các sắc tố quang hợp hấp thụ sẽ được chuyển vào chuỗi chuyền êlectron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2.

Năng lượng ánh sáng + H2O + NADP+ + ADP + Pi → NADPH + ATP + O2

2. Pha tối

- Vị trí: Diễn ra tại chất nền (strôma) của lục lạp.

- Nhu cầu ánh sáng: Không cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng (có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối).

- Bản chất: Là quá trình khử CO2 để tạo thành chất hữu cơ.

- Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.

- Sản phẩm: Chất hữu cơ, ADP, NADP+, Pi.

- Diễn biến: Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM. Trong đó, con đường C3 là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).

Lý thuyết Quang hợp | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên nhân

Lý thuyết Bài 19: Giảm phân

Lý thuyết Bài 20: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

Lý thuyết Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào

Lý thuyết Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật

1 5447 lượt xem
Tải về