Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 10 Bài 22.

1 2,427 26/02/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật

Bài giảng Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật

I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT

- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.

- Đại diện: Vi khuẩn (vi khuẩn lam, vi khuẩn E.coli,…), động vật nguyên sinh (trùng roi, trùng đế giày,…), tảo đơn bào (tảo lục, tảo xoắn,…), vi nấm (nấm men, nấm mốc,…).

Lý thuyết Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

- Đặc điểm chung:

+ Kích thước cơ thể nhỏ bé.

+ Phần lớn cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào (tập đoàn Volvox).

+ Hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh.

+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh.

+ Phân bố rộng.

II. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG

1. Các loại môi trường cơ bản

a. Môi trường tự nhiên: Trong tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng.

b. Môi trường phòng thí nghiệm (môi trường nuôi cấy):

- Có ba loại môi trường cơ bản:

Lý thuyết Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

+ Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.

+ Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng.

+ Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học.

- Các loại môi trường này có thể ở dạng đặc (có thạch) hoặc dạng lỏng.

Lý thuyết Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật | Sinh học lớp 10 (ảnh 1)

2. Các kiểu dinh dưỡng

- Căn cứ vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng 

Kiểu

dinh dưỡng

Nguồn

năng lượng

Nguồn cacbon

chủ yếu

Ví dụ

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Tảo đơn bào, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục,…

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía,…

Hoá tự dưỡng

Chất vô cơ (NH4+, NO2-,...)

CO2

Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh, ôxi hóa  hiđrô,...

Hoá dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, vi khuẩn không quang hợp,…

III. HÔ HẤP VÀ LÊN MEN

Tùy thuộc vào sự có mặt của ôxi phân tử mà vi sinh vật có các kiểu hô hấp (hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí) hay lên men.

Kiểu

Đặc điểm

Hô hấp

Lên men

Hô hấp hiếu khí

Hô hấp kị khí

Điều kiện ôxi

Có ôxi

Không có ôxi

Không có ôxi

Chất nhận e

cuối cùng

Ôxi phân tử

Phân tử vô cơ không phải ôxi phân tử

Phân tử hữu cơ

Hiệu quả

năng lượng

Chất hữu cơ được ôxi hóa hoàn toàn giải phóng ra nhiều năng lượng.

Chất hữu cơ chưa được ôxi hóa hoàn toàn giải phóng ra ít năng lượng hơn.

Chất hữu cơ chưa được ôxi hóa hoàn toàn giải phóng ra ít năng lượng hơn.

Đại diện

vi sinh vật

Trùng đế giày,…

Vi khuẩn phản nitrat hóa sử dụng chất nhận  êlectron cuối cùng là NO3- trong hô hấp nitrat,…

Nấm men lên men rượu từ glucôzơ sử dụng anđêhit (CH3CHO) làm chất nhận điện tử từ NADH.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Lý thuyết Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

Lý thuyết Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Lý thuyết Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

1 2,427 26/02/2022
Tải về