Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 10 Bài 21.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
Bài giảng Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
1. Các nguyên tố hóa học
- Bốn nguyên tố C, H, O và N là những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng 96% khối lượng các cơ thể sống.
- Trong đó, C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
- Dựa vào tỉ lệ trong cơ thể, người ta chia các nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống thành 2 nhóm: nhóm nguyên tố đa lượng và nhóm nguyên tố vi lượng.
2. Nước
- Do nước có tính phân cực nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống: + Là dung môi hòa tan các chất, là môi trường khuếch tán, là môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào. + Là nguyên liệu tham gia các phản ứng sinh hóa quan trọng trong tế bào. + Điều hòa nhiệt độ cho tế bào, cơ thể. + Nước liên kết có vai trò bảo vệ cấu trúc tế bào. |
3. Các đại phân tử hữu cơ
- 4 loại đại phân tử hữu cơ chủ yếu trong cơ thể gồm: cacbohiđrat, prôtêin, lipit và axit nuclêic (ADN và ARN).
- Cacbohiđrat, prôtêin và axit nuclêic (ADN và ARN) đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Cách thức liên kết, trình tự sắp xếp và số lượng của các đơn phân trong mỗi phân tử quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử đó.
- Lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và là chất hữu cơ kị nước.
II. CẤU TẠO TẾ BÀO
1. Cấu tạo chung của tế bào
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
- Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân).
- Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hóa tỉ lệ S/V.
2. Phân loại tế bào
- Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
- Có ở tế bào vi khuẩn. |
- Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. |
- Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. |
- Kích thước lớn hơn. |
- Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ là vùng nhân nằm trong tế bào chất, không có màng nhân. |
- Có nhân hoàn chỉnh, nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con. |
- Không có hệ thống nội màng. |
- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt. |
- Không có bào quan có màng bao bọc. |
- Có các bào quan có màng bao bọc. |
- Không có khung xương định hình tế bào. |
- Có khung xương định hình tế bào. |
- Trong tế bào nhân thực, tế bào thực vật và tế bào động vật cũng có những điểm khác biệt.
Tế bào thực vật |
Tế bào động vật |
- Có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất. |
- Không có thành xenlulôzơ bao quanh màng sinh chất. |
- Có lục lạp. |
- Không có lục lạp. |
- Chất dự trữ là tinh bột, dầu. |
- Chất dự trữ là glicôzen, mỡ. |
- Không có hệ thống nội màng. |
- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt. |
- Thường không có trung tử. |
- Có trung tử. |
- Không bào lớn. |
- Không bào nhỏ hoặc không có. |
3. Màng sinh chất
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức năng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc.
- Các phương thức vận chuyển qua màng: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào.
* Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:
Tiêu chí |
Vận chuyển thụ động |
Vân chuyển chủ động |
Nhu cầu năng lượng |
Vận chuyển không cần cung cấp năng lượng. |
Vận chuyển chất cần có năng lượng cung cấp. |
Chiều hướng vận chuyển |
Chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. |
Chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. |
Nhu cầu của tế bào và cơ thể |
Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ. |
Phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ thể. |
Cơ chế vận chuyển |
Theo cơ chế khuyếch tán hoặc thẩm thấu. |
Thường cần chất hoạt tải đặc chủng cho từng chất. |
III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
- ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.
- Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.
- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn (đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron) với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ là CO2 và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng hệ thống các enzim.
IV. PHÂN CHIA TẾ BÀO
- Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN.
- Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào.
+ Nguyên phân: là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào.
+ Giảm phân: chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
* So sánh nguyên phân và giảm phân:
- Giống nhau:
+ Đều là quá trình phân bào có thoi nên NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.
+ Sự phân chia đều xảy ra với các kì giống nhau.
+ Sự biến đổi hình thái NST qua các kì tương tự nhau.
- Khác nhau:
Tiêu chí so sánh |
Nguyên phân |
Giảm phân |
Thời điểm xảy ra |
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. |
Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. |
Cơ chế |
Chỉ 1 lần phân bào. |
2 lần phân bào liên tiếp. |
Sự biến đổi hình thái NST |
Chỉ 1 chu kì biến đổi. |
Trải qua 2 chu kì biến đổi. |
Kì đầu |
NST kép chỉ đính vào thoi vô sắc ở phần tâm động, không có sự tiếp hợp và xảy ra trao đổi chéo. |
Ở kì đầu của giảm phân I, NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo. |
Kì giữa |
NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau |
NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào. |
Ở kì sau của giảm phân I, NST kép trong cặp đồng dạng tách nhau ra và phân li về 2 cực tế bào. |
Kì cuối |
Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ. |
Ở kì cuối của giảm phân I, hình thành 2 tế bào con có bộ NST n kép. |
Kết quả |
Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n. |
Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n. |
Ý nghĩa |
Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ. |
- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp làm phong phú, đa dạng cho sinh giới. |
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất năng lượng ở vi sinh vật
Lý thuyết Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Lý thuyết Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10
- Soạn văn 10 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 10 (sách mới)
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 10 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 10 (cả ba sách) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Đề thi Lịch sử 10
- Bài tập Tiếng Anh 10 theo Unit (sách mới) có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 10 (thí điểm)
- Đề thi Tiếng Anh 10
- Giải sbt Tiếng Anh 10