Lý thuyết Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 10 Bài 26.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Bài giảng Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Sự sinh sản của vi sinh vật sẽ dẫn tới sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật.
I. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ
1. Phân đôi
- Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.
Phân đôi của vi khuẩn
- Diễn biến: Khi hấp thụ và đồng hóa đủ chất dinh dưỡng, vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa dính vào để nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo hai tế bào vi khuẩn.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
a. Nảy chồi
Tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng màu tía
- Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
- Diễn biến: Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.
b. Tạo thành bào tử
- Ngoại bào tử: Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng. Ví dụ: Vi sinh vật dị dưỡng mêtan,…
- Bào tử đốt: Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng. Ví dụ: Xạ khuẩn,…
Bào tử đốt ở xạ khuẩn
- Nội bào tử: Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh cả tế bào.
Nội bào tử (có màu xanh lá cây) ở Bacillus subtilis
II. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC
1. Sinh sản bằng bào tử
- Nhiều loài nấm mốc sinh sản vô tính bằng bào tử kín hoặc bào từ trần.
+ Bào tử kín: Bào tử được hình thành trong túi. Ví dụ: Nấm Mucor.
+ Bào tử trần: Bào tử không được hình thành trong túi. Ví dụ: Nấm Penicillium.
- Nhiều loài vi sinh vật sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi
- Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nảy chồi hoặc phân đôi. Ví dụ: Nảy chồi ở nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi ở nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).
Nảy chồi ở nấm men rượu
- Các tảo đơn bào như tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng đế giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.
Phân đôi ở trùng roi xanh
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Lý thuyết Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Lý thuyết Bài 29: Cấu trúc các loại virut
Lý thuyết Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ
Lý thuyết Bài 31: Virut gây bênh. Ứng dụng của Virut trong thực tiễn
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10
- Soạn văn 10 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 10 (sách mới)
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 10 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 10 (cả ba sách) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Đề thi Lịch sử 10
- Bài tập Tiếng Anh 10 theo Unit (sách mới) có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 10 (thí điểm)
- Đề thi Tiếng Anh 10
- Giải sbt Tiếng Anh 10