Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Cánh diều): Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
I. Các cấp độ tổ chức sống
1. Các cấp độ tổ chức sống
- Khái niệm cấp độ tổ chức sống: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
- Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
2. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản
- Khái niệm cấp độ tổ chức sống cơ bản: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản là các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.
- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
II. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên.
- Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.
- Ví dụ: Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong không gian và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mà ở cấp độ cơ thể không có.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở: Sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
+ Ví dụ: Qua quá trình quang hợp, thực vật lấy từ môi trường nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra môi trường khí oxygen.
- Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
+ Ví dụ: Khi cây mọc dày, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Quá trình tiến hóa của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi mới môi trường sống.
- Quá trình tiến hóa của sinh giới diễn ra liên tục nhờ sự kết hợp của đột biến, sinh sản và chọn lọc tự nhiên; giúp tạo ra thế giới sống đa dạng và phong phú. Ví dụ: Đột biến gene hoặc đột biến nhiễm sắc thể → Thay đổi kiểu hình của cá thể → Nhờ sự truyền đạt vật chất di truyền trong sinh sản và tác động của chọn lọc tự nhiên, đột biến này được nhân lên tạo nên quần thể mới thích nghi → Quần thể sinh vật tương tác với môi trường tạo ra quần xã – hệ sinh thái thích nghi.
- Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.
III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng, trong đó, cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề:
- Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống.
- Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hóa thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.
- Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần thể sinh vật.
- Các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định hình thành nên quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống hình thành nên hệ sinh thái.
- Các hệ sinh thái trên Trái Đất hình thành Sinh Quyển.
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Câu 1: Cấp độ tổ chức sống lớn nhất của hệ thống sống là
A. quần xã.
B. sinh quyển.
C. hệ sinh thái.
D. quần thể.
Đáp án: B
Giải thích: Cấp độ tổ chức sống lớn nhất của hệ thống sống là sinh quyển.
Câu 2: Cơ thể sinh vật nào sau đây không chứa cấp độ tổ chức sống cơ quan?
A. Vi khuẩn.
B. Động vật.
C. Thực vật.
D. Con người.
Đáp án: A
Giải thích: Vi khuẩn là sinh vật đơn bào → Cơ thể của vi khuẩn chỉ chứa các cấp độ tổ chức sống là: phân tử, bào quan, tế bào.
Câu 3: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm
A. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.
B. bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
D. tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Đáp án: C
Giải thích: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Câu 4: Vì sao tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh tháiđược xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.
B. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản.
C. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.
D. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản.
Đáp án: C
Giải thích: Tế bào, mô, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh tháiđược xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập.
Câu 5: Cấp độ tổ chức sống là
A. vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
B. vị trí của một tổ chức sống trong cơ thể sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
C. vị trí của một tổ chức sống trong quần xã sinh vật được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
D. vị trí của một tổ chức sống trong tế bào sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
Đáp án: A
Giải thích: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
Câu 6: Theo sự phân cấp trong thế giới sống, thứ tự các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao là
A. phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái.
B. phân tử → bào quan → mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái.
C. phân tử → bào quan → mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → quần thể → cơ thể → quần xã - hệ sinh thái.
D. phân tử → bào quan → mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần xã - hệ sinh thái → quần thể.
Đáp án: A
Giải thích: Thứ tự các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao là: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái.
Câu 7: Cho các chức năng sống sau:
(1) Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
(2) Sinh trưởng và phát triển
(3) Sinh sản
(3) Cảm ứng
(4) Có khả năng tự điều chỉnh
(5) Thích nghi với môi trường sống
Số chức năng sống mà các cấp độ tổ chức sống cơ bản có thể thực hiện một cách độc lập là
A.2.
B.3.
C.4.
D.5.
Đáp án: D
Giải thích: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống?
A.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B.Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C.Là hệ thống kín và tự điều chỉnh.
D.Liên tục tiến hoá.
Đáp án: C
Giải thích: Các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hoá.
Câu 9: Cho các ví dụ sau:
(1) Khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các động vật sống thành đàn có xu hướng di cư và phân đàn.
(2) Khi cây mọc dày đặc, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
(3) Khi hoạt động thể dục thể thao mạnh, cơ thể có biểu hiện như tim đập nhanh, hơi thở gấp, toát mồ hôi nhiều,...
(4) Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh giống như màu của lá cây.
Số ví dụ thể hiện khả năng tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: C
Giải thích:
Ví dụ thể hiện khả năng tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống là: (1), (2), (3).
(4) Sai. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh giống như màu của lá cây là ví dụ thể hiện khả năng liên tục tiến hóa của thế giới sống.
Câu 10: Các cấp độ tổ chức sống tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể con người là
A.tế bào, mô, cơ quan.
B.tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan.
C.phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan.
D.phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
Đáp án: C
Giải thích: Hệ tiêu hóa thuộc cấp độ tổ chức sống là hệ cơ quan → Các cấp độ tổ chức sống tạo nên hệ tiêu hóa là các cấp độ tổ chức sống dưới hệ cơ quan gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều