Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Cánh diều): Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 1,525 13/02/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

I. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Một số phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học: Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.

1. Phương pháp quan sát

- Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Các bước thực hiện phương pháp quan sát:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và đặc điểm cần quan sát.

+ Bước 2: Tiến hành: Lựa chọn những phương tiện quan sát, ghi lại thông tin quan sát được.

+ Bước 3: Báo cáo: Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện tượng quan sát. Báo cáo kết quả quan sát.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu (thu nhận thông tin) được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, học sinh cần tuân thủ các quy định về an toàn phòng thí nghiệm:

+ Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).

+ Chỉ tiến hành thí nghiệm khi đã được hướng dẫn.

+ Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm ngửi hóa chất.

+ Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm,…).

+ Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải về đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa tay bằng xà phòng.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Các bước làm việc trong phòng thí nghiệm:

+ Bước 1: Chuẩn bị: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất; mẫu vật và các thiết bị an toàn.

+ Bước 2: Tiến hành: Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn và thu thập thông tin.

+ Bước 3: Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm: Xử lí số liệu và báo cáo thí nghiệm. Thu dọn và làm sạch phòng thí nghiệm.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Các bước thực nghiệm khoa học:

+ Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện: Thiết kế mô hình thực nghiệm; chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật, nguyên liệu; thiết bị an toàn.

+ Bước 2: Tiến hành và thu thập dữ liệu thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm; thu dữ liệu thực nghiệm; tuân thủ quy định an toàn.

+ Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo: Phân tích kết quả và đưa ra kết luận; nhận xét, đánh giá.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Thực nghiệm khoa học có thể là tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc là các phép thử trên đối tượng nghiên cứu ngoài tự nhiên.

II. Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo các bước tạo thành một tiến trình và mỗi bước là một kĩ năng:

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi

+ Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết. Qua quan sát đặt ra những câu hỏi, từ đó tìm ra “vấn đề” nghiên cứu.

- Bước 2: Hình thành giả thuyết khoa học

+ Giả thuyết khoa học, còn gọi là giả thuyết nghiên cứu, là một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.

+ Một giả thuyết phải cụ thể và liên quan trực tiếp đến câu hỏi đang đặt ra.

- Bước 3: Kiểm tra giả thuyết khoa học

+ Kiểm tra giả thuyết khoa học chính là làm thực nghiệm để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết.

+ Nếu kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết đưa ra thì cần phải kiểm tra lại quá trình thực nghiệm hoặc sửa đổi giả thuyết hay đưa ra một giả thuyết mới.

- Bước 4: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu là quá trình phân tích số liệu và rút ra kết luận nghiên cứu.

+ Kết luận khoa học có thể xác nhận hay phủ nhận giả thuyết đưa ra. Một kết luận được coi là đúng khi trả lời được câu hỏi nghiên cứu ban đầu bằng các dữ liệu tin cậy.

III. Giới thiệu tin sinh học

- Khái niệm: Phương pháp tin sinh học là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin và dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

- Đặc điểm: Tin sinh học (Bioinformatics) là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Vai trò: Tin sinh học được sử dụng như một công cụ phân tích dữ liệu để đưa ra các mô hình dự đoán, dự báo về các quá trình sinh học.

- Ví dụ: Dùng phương pháp tin sinh học để giải mã, phân tích hệ gene người, phân tích số liệu thí nghiệm,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

IV. Một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn sinh học

- Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, bộ đồ mổ,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Một số dụng cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Máy móc thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vi sinh, cân điện tử, các bộ cảm biến,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Các phần mềm: thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, các phần mềm xử lí số liệu thống kê,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật: bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp tổ chức sống, mô hình tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

- Thiết bị an toàn: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Câu 1: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là

A. phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

B. phương pháp sử dụng mắt để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

C. phương pháp sử dụng kính hiển vi để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

D. phương pháp sử dụng kính lúp để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.

Câu 2: Cho các bước thực hiện sau:

(1) Lựa chọn phương tiện quan sát và thu nhận thông tin

(2) Xử lí thông tin và báo cáo kết quả

(3) Xác định mục tiêu, đối tượng và đặc điểm cần quan sát

Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp quan sát là

A. 1 → 2 → 3.

B. 3 → 1 → 2

C. 2 → 1 → 3

D. 1 → 3 → 2.

Đáp án: 

Giải thích: Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp quan sát là: Xác định mục tiêu, đối tượng và đặc điểm cần quan sát → Lựa chọn phương tiện quan sát và thu nhận thông tin → Xử lí thông tin và báo cáo kết quả.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây được thực hiện ở bước tiến hành trong phương pháp quan sát?

A. Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và đặc điểm cần quan sát.

B. Lựa chọn phương tiện, tiến hành quan sát, ghi lại thông tin quan sát được.

C. Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện tượng quan sát.

D. Lập bảng báo cáo và thực hiện báo cáo về kết quả đã quan sát được.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động được thực hiện ở bước tiến hành trong phương pháp quan sát khi nghiên cứu sinh học là: lựa chọn phương tiện quan sát, tiến hành quan sát, ghi lại thông tin quan sát được.

Câu 4: Một sốphương pháp chủ yếu trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học gồm

A. phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu ứng dụng.

B. phương pháp mô hình vật chất, phương pháp mô hình lí thuyết, phương pháp mô hình toán học.

C. phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp mô hình vật chất.

D. phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.

Đáp án: D

Giải thích: Một số phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học gồm: phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học

Câu 5: Để quan sát hình thái của hạt giống đậu xanh, phương tiện quan sát phù hợp là

A. kính hiển vi.

B. kính lúp.

C. kính hội tụ.

D. kính phân kì.

Đáp án: B

Giải thích: Để quan sát hình thái của hạt giống đậu xanh, phương tiện quan sát phù hợp là kính lúp.

Câu 6: Để quan sát hình thái của tế bào thực vật, phương tiện quan sát phù hợp là

A. kính hiển vi.

B. kính lúp.

C. kính hội tụ.

D. kính phân kì.

Đáp án: A

Giải thích: Tế bào thực vật có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt thường nên để quan sát hình thái của tế bào thực vật, phương tiện quan sát phù hợp là kính hiển vi.

Câu 7: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là

A. phương pháp phân tích hóa sinh được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

B. phương pháp phân tích di truyền được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

C. phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

D. phương pháp phân loại được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

Đáp án: C

Giải thích: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

Câu 8: Để thực hiện một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, học sinh cần tiến hành theo trình tự các bước là

A. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

B. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

C. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin.

D. Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn.

Đáp án: A

Giải thích: Để thực hiện một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, học sinh cần tiến hành theo trình tự các bước là: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, các thiết bị an toàn → Tiến hành thí nghiệm và thu thập thông tin → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

Câu 9: Phương pháp thực nghiệm khoa học là

A. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện ngoài tự nhiên và không có sự tác động của con người.

B. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện phòng thí nghiệm và không có sự tác động của con người.

C. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện ngoài tự nhiên và được tác động có chủ đích.

D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện ngoài tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm và được tác động có chủ đích.

Đáp án: D

Giải thích: Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu được tác động có chủ đích. Thực nghiệm khoa học có thể là tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc là các phép thử trên đối tượng nghiên cứu ngoài tự nhiên.

Câu 10: Cho các bước thực hiện sau:

(1) Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo

(2) Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện

(3) Tiến hành và thu thập dữ liệu thực nghiệm

Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp thực nghiệm khoa học là

A. 1 → 2 → 3.

B. 2 → 3 → 1.

C. 1 → 3 → 2.

D. 2 → 1 → 3.

Đáp án: B

Giải thích: Các bước trong phương pháp thực nghiệm khoa học gồm: Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện → Tiến hành và thu thập dữ liệu thực nghiệm → Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 1,525 13/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: