Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 (Cánh diều): Chu kì tế bào và nguyên phân

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 2,151 16/02/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

I. Chu kì tế bào

- Khái niệm: Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

- Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau của một cơ thể sinh vật là rất khác nhau.

- Diễn biến: Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:

+ Kì trung gian gồm 3 pha: pha G1, pha S, pha G2.

+ Quá trình phân bào (pha M) gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

Giai đoạn

Pha

Mô tả

Kì trung gian

Pha G1: Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA

Các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động của tế bào được tổng hợp. Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào pha G0 (không phân chia). Nếu tế bào ở G0 duy trì khả năng phân chia thì khi xuất hiện nhu cầu (như hồi phục tổn thương) sẽ đi vào pha G1.

Pha S: Nhân đôi

DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.

Pha G2: Sinh trưởng và chuẩn bị cho phân bào

Tế bào tiếp tục sinh trưởng và tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.

Phân bào

Pha M

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào.

Phân chia tế bào chất

- Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ nhờ các điểm kiểm soát, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể:

+ Điểm kiểm soát G1 được xác định bởi các yếu tố và tín hiệu bên ngoài. Sai sót DNA và các yếu tố cần thiết khác được đánh giá tại điểm kiểm soát G1; nếu điều kiện không đầy đủ, tế bào sẽ không tiếp tục đến pha S của chu kì tế bào.

+ Điểm kiểm soát G2 đảm bảo tất cả các nhiễm sắc thể đã được sao chép và DNA được sao chép không bị hư hỏng trước khi tế bào bước vào quá trình nguyên phân (pha M).

+ Điểm kiểm soát M xác định xem tất cả các chromatid chị em có được gắn chính xác vào các vi ống hình thoi hay không trước khi tế bào bước vào kì sau của nguyên phân.

II. Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân

1. Khái niệm sinh sản của tế bào

- Sinh sản của tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.

- Trong quá trình sinh sản của tế bào, DNA được truyền đạt chính xác từ thế hệ tế bào này cho thế hệ tế bào tiếp theo.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

2. Cơ chế sinh sản của tế bào – nguyên phân

2.1. Loại tế bào diễn ra

- Diễn ra ở tất cả các tế bào trừ tế bào sinh dục chín.

2.2. Diễn biến

- Trước khi sinh sản, tế bào trải qua kì trung gian. Trong đó, có sự phân đôi của nhiễm sắc thể tạo thành nhiễm sắc thể kép.

- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân bao gồm: phân chia nhân (nguyên phân) và phân chia tế bào chất.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Nguyên phân (phân chia nhân)

Gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Kì đầu: Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành. Các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: Hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: Nhiễm sắc thể dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.

Phân chia tế bào chất

Thường diễn ra đồng thời với kì cuối của nguyên phân, các bào quan trong tế bào được phân chia về hai tế bào con.

+ Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn phân chia thành hai tế bào.

+ Ở tế bào động vật: Màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành hai tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

2.3. Kết quả

- Kết thúc quá trình phân chia, từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n.

2.4. Ý nghĩa

Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật:

- Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

- Giúp tạo ra các tế bào mới để tái sinh những tế bào, mô, cơ quan bị tổn thương. 

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

- Là cơ sở của các phương thức sinh sản ở sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào sinh sản vô tính.

III. Ung thư và cách phòng tránh

1. Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ung thư

- Khi chu kì tế bào bị mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo ra khối u.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

- Khối u có hai loại, lành tính và ác tính (hay còn gọi là ung thư).

+ Ở khối u lành tính, tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

+ Ở khối u ác tính, tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

2. Tình hình ung thư ở Việt Nam

- Số người mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bệnh ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

- Có rất nhiều loại ung thư mà con người có thể mắc phải, trong đó các loại ung thư phổi biến ở Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ưng thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

3. Phòng tránh ung thư

- Nguyên nhân gây ra ung thư: Sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh,… và các yếu tố di truyền, độ tuổi có thể dẫn đến bệnh ung thư.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

- Một số biện pháp phòng tránh ung thư:

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

+ Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…

+ Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng;…

+ Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.

+ Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.

+ Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.

+ Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn.

+ Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì: Khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các

cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?

A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.

C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.

D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau của một cơ thể sinh vật là rất khác nhau.

Câu 2: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là

A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M.

B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.

C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.

D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.

Đáp án: C

Giải thích: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là: Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.

Câu 3: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?

A. Tế bào ngừng sinh trưởng.

B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.

C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.

D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.

Đáp án: B

Giải thích: Tại pha S của chu kì tế bào, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.

Câu 4: Chu kì tế bào là

A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.

C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.

D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Đáp án: A

Giải thích: Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Câu 5: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở

A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).

B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).

C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).

D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).

Đáp án: A

Giải thích: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi nhiễm sắc thể diễn ra ở pha S của kì trung gian, sự phân chia nhiễm sắc thể diễn ra ở kì sau của pha M. Do đó, trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).

Câu 6: Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là

A. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát M.

B. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

C. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

D. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2.

Đáp án: B

Giải thích: Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là: điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.

Câu 7: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang

A. pha S.

B. pha G2.

C. phân chia nhân của pha M.

D. phân chia tế bào chất của pha M.

Đáp án: A

Giải thích: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang pha S.

Câu 8: Vai trò của các điểm kiểm soát trong trong chu kì tế bào là

A. giúp tăng tốc độ phân chia của tế bào.

B. giúp giảm tốc độ phân chia của tế bào.

C. giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào.

D. giúp đảm bảo sự tiến hóa của chu kì tế bào.

Đáp án: C

Giải thích: Các điểm kiểm soát có vai trò giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào. Nếu cơ chế kiểm soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kì tế bào tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến khi các sai sót được sửa chữa xong.

Câu 9: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Đáp án: C

Giải thích: Tại kì sau của nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 10: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?

A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.

B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.

C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.

D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.

Đáp án: B

Giải thích: Tại kì giữa, các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

 

1 2,151 16/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: