Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21 (Cánh diều): Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 10.

1 3,058 17/02/2023


Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

I. Khái niệm virus

- Khái niệm: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

- Một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người: virus HIV, cúm A, SARS-CoV-2, viêm gan B, sốt xuất huyết,…

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

- Đặc điểm:

+ Kích thước virus rất nhỏ, đường kính thường từ 20 – 300 nm.

+ Virus không có cấu tạo tế bào nên không được gọi là cơ thể mà gọi là hạt virus.

+ Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc do không có khả năng trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

II. Cấu tạo của virus

- Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia thành hai loại là virus trần và virus có màng bọc.

- Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid; virus có màng bọc có thêm thành phần là màng bọc phospholipid kép, nằm bên ngoài vỏ capsid. Trong đó:

+ Lõi nucleic acid chứa DNA hoặc RNA mạch đơn hoặc mạch kép, có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.

+ Vỏ capsid được cấu tạo từ protein, có chức năng bao bọc bảo vệ virus.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

- Tùy từng loại virus, thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ có thể nằm ở các vị trí khác nhau:

+ Ở virus trần, thụ thể là protein của vỏ capsid.

+ Ở virus có màng bọc, thụ thể là các gai glycoprotein trên lớp màng bọc.

+ Ở virus gây bệnh trên vi khuẩn như phage T4, thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi.

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

III. Chu trình nhân lên của virus

Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn:

Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

(1) Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

(2) Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

(3) Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.

(4) Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

(5) Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bọc sẽ sử dụng màng của tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Câu 1: Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

A. Vì virus không có cấu tạo tế bào nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

B. Virus có kích thước rất nhỏ nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ trước tác động của ngoại cảnh.

C. Virus có quá trình trao đổi chất mạnh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để lấy được nguồn chất dinh dưỡng dồi dào.

D. Virus rất mẫn cảm với chất kháng sinh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ khỏi tác động của chất kháng sinh.

Đáp án: A

Giải thích: Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc vì virus không có cấu tạo tế bào dẫn đến không có khả năng trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

Câu 2: Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là

A. môi trường tự nhiên.

B. môi trường tổng hợp.

C. môi trường bán tổng hợp.

D. môi trường sinh vật.

Đáp án: D

Giải thích: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc → Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là môi trường sinh vật.

Câu 3: Thành phần cấu tạo chính của virus là

A. màng bọc và vỏ capsid.

B. vỏ capsid và gai glycoprotein.

C. màng bọc và gai glycoprotein.

D. lõi nucleic acid và vỏ capsid.

Đáp án: D

Giải thích: Thành phần cấu tạo chính của virus là: lõi nucleic acid và vỏ capsid.

Câu 4: Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là

A. virus trần và virus có màng bọc.

B. virus DNA và virus RNA.

C. virus ở thực vật và virus ở động vật.

D. virus trần và virus DNA.

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là: virus trần và virus có màng bọc.

Câu 5: Virus là

A. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

B. dạng sống đơn bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

C. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.

D. dạng sống có cấu tạo đa bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.

Đáp án: A

Giải thích: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

Câu 6: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là

A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.

B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.

C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.

D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.

Đáp án: D

Giải thích: Virus trần không có màng phospholipid kép. Ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.

Câu 7: Ghép tên loại virus (Cột A) sao cho phù hợp với các thụ thể (Cột B).

Loại virus (Cột A)

Thụ thể (Cột B)

(1) Virus kí sinh trên vi khuẩn

(a) Phân tử protein của vỏ capsid

(2) Virus trần

(b) Gai glycoprotein trên lớp màng ngoài

(3) Virus có màng bọc

(c) Đầu tận cùng của lông đuôi

A. 1 – c, 2 – b, 3 – a.

B. 1 – c, 2 – a, 3 – b.

C. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c.

Đáp án: B

Giải thích:

1 – c: Virus kí sinh trên vi khuẩn có thụ thể là đầu tận cùng của các sợi lông đuôi.

2 – a: Virus trần có thụ thể là phân tử protein của vỏ capsid.

3 – b: Virus có màng bọc có thụ thể là gai glycoprotein trên lớp màng ngoài.

Câu 8: Chu trình nhân lên của virus gồm

A. 2 giai đoạn.

B. 3 giai đoạn.

C. 4 giai đoạn.

D. 5 giai đoạn.

Đáp án: D

Giải thích: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.

Câu 9: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

Đáp án: A

Giải thích: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn hấp phụ trong chu trình nhân lên của virus.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau tronggiai đoạn xâm nhập của virus trần và virus có màng bọc?

A. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

B. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.

C. Virus trần đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

D. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ.

Đáp án: A

Giải thích: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 3,058 17/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: