Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 (Kết nối tri thức): Ấn Độ cổ đại

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 8: Ấn Độ cổ đại ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 493 lượt xem


Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

- Là một bán đảo ở Nam Á, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.

+ Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a, thoải dần về phía nam là các đồng bằng sông Ấn, sông Hằng rộng lớn.

+ Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở.

- Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất ít mưa, khí hậu khô nóng.

- Lưu vực sông Hằng do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

- Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn vào Bắc Ấn Độ thống trị người bản địa.

- Dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da, chế độ đẳng cấp Vác-na được hình thành ở Ấn Độ, gồm 4 đẳng cấp: Bra-man; Ksa-tri-a; Vai-si-a và Su-đra.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến

- Văn học: Hai bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Câu 1. Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. sông Ơ- phrát và T-grơ.

C. sông Ấn và Hằng.

D. sông Hồng và Đà.

Đáp án: C

Giải thích: Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là sông Ấn và Hằng (SGK Lịch Sử 6/ trang 34).

Câu 2. Những thành thị đầu tiên của người Đra-vi-đa tại lưu vực sông Ấn được xây dựng vào thời gian nào?

A. Khoảng năm 3000 TCN.

B. Khoảng năm 2500 TCN.

C. Khoảng năm 2000 TCN.

D. Khoảng năm 1500 TCN.

Đáp án: B

Giải thích: Khoảng năm 2500 TCN, những thành thị đầu tiên của người Đra-vi-đa tại lưu vực sông Ấn Hằng (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 3. Giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã xâm nhập vào miền Bắc Ấn Độ?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người A-ri-a.

C. Người Ba-bi-lon.

D. Người Xu-me.

Đáp án: B

Giải thích: Giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người A-ri-a đã xâm nhập vào miền Bắc Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 4. Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực

A. Tây Á.

B. Nam Á.

C. Đông Á.

D. Bắc Á.

Đáp án: B

Giải thích: Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực Nam Á (SGK Lịch Sử 6/ trang 34).

Câu 5. Chế độ đẳng cấp Vác-na được thiết lập dựa trên sự phân biệt về

A. tôn giáo.

B. giới tính.

C. địa bàn cư trú.

D. chủng tộc và màu da.

Đáp án: D

Giải thích: Chế độ đẳng cấp Vác-na được thiết lập dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 6. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Đáp án: A

Giải thích: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại là: Bra-man (Tăng lữ - quý tộc) (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 7. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Đáp án: D

Giải thích: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại là: Su-đra (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 8. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?

A. Tăng lữ - quý tộc.

B. Vương công – vũ sĩ.

C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

D. Nô lệ.

Đáp án: B

Giải thích: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm: Vương công – vũ sĩ (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 9. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?

A. Tăng lữ - quý tộc.

B. Vương công – vũ sĩ.

C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

D. Nô lệ.

Đáp án: C

Giải thích: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Vai-si-a bao gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Câu 10. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Bra-man bao gồm những lực lượng xã hội nào?

A. Tăng lữ - quý tộc.

B. Vương công – vũ sĩ.

C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

D. Nô lệ.

Đáp án: A

Giải thích: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Bra-man bao gồm: tăng lữ - quý tộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 36).

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 493 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: