Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2 (Kết nối tri thức): Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 728 18/02/2023


Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

1. Tư liệu hiện vật

- Khái niệm: tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

- Ý nghĩa: cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.

2. Tư liệu chữ viết

- Khái niệm: tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

- Ý nghĩa: ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

3. Tư liệu truyền miệng

- Khái niệm: tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

- Ý nghĩa: tuy không cho biết chính xác thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

4. Tư liệu gốc

- Khái niệm: tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

- Ý nghĩa: đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử

Câu 1. Tư liệu chữ viết là

A. những câu chuyện cổ tích do người xưa tưởng tượng ra.

B. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

D. những bản ghi; sách được in,…từ quá khứ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Đáp án: D

Giải thích: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).

Câu 2. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

C. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai.

D. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích: Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.

Câu 3. Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. di tích, đồ vật… của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Đáp án: D

Giải thích: Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật…của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. (SGK Lịch Sử 6- trang 11).

Câu 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.

Đáp án: D

Giải thích: Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) là những bia đá ghi tên tuổi, năm thi đỗ của người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 – 1779). Qua đó các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như nền giáo dục nước ta thời kì đó.

Câu 5. Tư liệu truyền miệng bao gồm

A. những câu chuyện thần thoại được truyền từ đời này qua đời khác.

B. những di tích, đồ vật do người người xưa để lại.

C. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

D. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

Đáp án: A

Giải thích: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác gọi là tư liệu truyền miệng (SGK Lịch Sử 6 – Trang 13).

Câu 6. Các truyền thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh… thuộc loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng. 

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu gốc.

Đáp án: A

Giải thích: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác gọi là tư liệu truyền miệng (SGK Lịch Sử 6 – Trang 13).

Câu 7. Các tác phẩm như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư… thuộc loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu truyền miệng.

Đáp án: C

Giải thích: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. (SGK Lịch Sử 6 – trang 12).

Câu 8. Ưu điểm nổi bật của tư liệu hiện vật là

A. mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

B. cho biết toàn cảnh các sự kiện đã xảy ra.

C. không cho biết thời gian xảy ra sự kiện.

D. phản ánh khá cụ thể và trung thực về đời sống của người xưa.

Đáp án: D

Giải thích: Tuy chỉ là những hiện vật, nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa. (SGK Lịch Sử 6 – Trang 11).

Câu 9. Điểm hạn chế của tư liệu chữ viết là gì?

A. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.

B. Thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

C. Là những tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu và khai thác.

D. Không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm hạn chế của tư liệu chữ viết là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quan điểm thế giới quan của tác giả tư liệu, đôi khi làm mất đi tính trung thực khách quan khi phản ánh hiện thực lịch sử. Vì vậy, khi sử dụng các tư liệu chữ viết phải rất thận trọng, phải biết phê phán, xác minh tư liệu để tìm ra hiện thực khách quan trong đó.

Câu 10. Điểm hạn chế của tư liệu truyền miệng là gì?

A. Phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

B. Là những tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.

C. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.

D. Nội dung có thể bị thêm, bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường.

Đáp án: D

Giải thích: Các tư liệu truyền miệng thường không cho biết chính xác thời gian, địa điểm, nội dung cũng có thể bị thêm bớt, thậm chí nhuốm màu thần thoại, hoang đường. Mở đầu các câu chuyện bao giờ cũng có cụm từ “Ngày xửa, ngày xưa…”, “Ở một nơi nào đó”…Chính vì thế khi khai thác các loại tư liệu truyền miệng này, nhà nghiên cứu phải biết bóc tách “lớp vỏ” huyền thoại và “lớp bụi” thời gian bao bọc bên ngoài để tìm ra cái cốt lõi.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 728 18/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: