Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 8 (Kết nối tri thức): Sử dụng và bảo quản trang phục
Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.
Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục
• Nội dung chính
- Lựa chọn trang phục phù hợp
- Sử dụng trang phục
- Bảo quản trang phục
I. Lựa chọn trang phục
- Lựa chọn trang phục căn cứ vào:
+ Sự phù hợp giữa trang phục với vóc dáng cơ thể.
+ Lứa tuổi
+ Mục đích sử dụng trang phục.
+ Điều kiện làm việc và sinh hoạt.
+ Sở thích về màu sắc, kiểu dáng, …của trang phục.
+ Điều kiện tài chính của gia đình.
- Phối hợp chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết khác nhau có thể tạo ra các hiệu ứng thẩm mĩ nâng cao vẻ đẹp người mặc.
- Mua trang phục có màu sắc, kiểu dáng dễ phối hợp với trang phục khác để tiết kiệm chi phí.
II. Sử dụng trang phục
1. Cách sử dụng trang phục
* Sử dụng trang phục căn cứ vào:
+ Hoạt động
+ Thời điểm
+ Hoàn cảnh xã hội
* Các loại trang phục:
- Trang phục đi học:
+ Kiểu dáng: đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động
+ Màu sắc: hài hòa
+ Loại vải: vải sợi pha
- Trang phục lao động:
+ Kiểu dáng: đơn giản, rộng, dễ hoạt động.
+ Màu sắc: sẫm
+ Loại vải: vải sợi bông
- Trang phục dự lễ hội:
+ Kiểu dáng: đẹp, trang trọng.
+ Màu sắc, loại vải: tùy thuộc từng loại trang phục, tính chất lễ hội.
- Trang phục ở nhà:
+ Kiểu dáng: đơn giản, thoải mái
+ Loại vải: vải sợi thiên nhiên
2. Cách phối hợp trang phục
- Để nâng cao vẻ đẹp và sự hợp lí của trang phục.
- Cần phối hợp trang phục về:
+ Họa tiết:
•Vải hoa hợp với vải trơn, màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa.
• Không mặc áo và quần có hai dạng họa tiết khác nhau.
+ Màu sắc: Có thể phối hợp dựa theo vòng màu theo nguyên tắc
• Sử dụng một màu hoặc kết hợp các sắc độ trong một màu.
• Kết hợp nhiều màu trên vòng màu cơ bản
• Màu trắng và đen có thể kết hợp với màu bất kì.
III. Bảo quản trang phục
- Là việc làm cần thiết, thường xuyên.
- Giúp quần áo giữ được vẻ đẹp, độ bền cao.
- Gồm các bước:
+ Làm sạch
+ Làm khô
+ Làm phẳng
+ Cất giữ
1. Làm sạch
- Giặt ướt:
+ Dùng nước kết hợp bột giặt, nước giặt, …
+ Giặt bằng tay hoặc bằng máy.
+ Áp dụng với quần áo sử dụng hàng ngày.
- Giặt khô:
+ Không dùng nước, dùng hóa chất
+ Áp dụng với quần áo làm từ len, tơ tằm, da, lông vũ, …
2. Làm khô
- Phơi:
+ Bằng cách phơi ở nơi thoáng gió, có ánh nắng.
+Ưu điểm: tiết kiệm chi phí.
+ Hạn chế: Phụ thuộc vào thời tiết, tốn thời gian.
- Sấy:
+ Làm khô bằng máy.
+ Ưu điểm: quần áo nhanh khô, không phụ thuộc thời tiết.
+ Hạn chế: tiêu hao điện năng.
3. Làm phẳng
- Có nhiều phương pháp, phổ biến là dùng bàn là.
- Các dụng cụ cần thiết khi là:
+ Bàn là
+ Cầu là
+ Bình phun nước
- Một số lưu ý khi là:
+ Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải.
+ Là theo chiều dọc vải.
+ Cần phun nước làm ẩm đối với một số loại vải.
+ Không để bàn là ở lâu một chỗ khi là.
- Một số lưu ý sau khi là:
+ Rút phích cắm điện.
+ Dựng bàn là chờ nguội.
+ Cất vào nơi quy định.
4. Cất giữ
- Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Với quần áo thường xuyên sử dụng:
+ Treo bằng mắc.
+ Gấp gọn gàng vào ngăn tủ.
- Với quần áo chưa dùng đến: gói trong tủ tránh ẩm, mốc.
* Cần lưu ý về giặt, là sấy ghi trên quần áo (Bảng 8.2)
Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục
Câu 1. Khi lựa chọn trang phục cần lưu ý điểm gì?
A. Đặc điểm trang phục
B. Vóc dáng cơ thể
C. Đặc điểm trang phục và vóc dáng cơ thể
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: Lựa chọn trang phục cần đảm bảo sự phù hợp giữa đặc điểm trang phục và vóc dáng cơ thể.
Câu 2. Để tạo ra hiệu ứng thẩm mĩ nâng cao vẻ đẹp của người mặc, cần phối hợp:
A. Chất liệu
B. Kiểu dáng
C. Màu sắc
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Cần phối hợp về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết khác nhau.
Câu 3. Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống cho người mặc, không lựa chọn chất liệu vải nào sau đây?
A. Vải cứng
B. Vải dày dặn
C. Vải mềm vừa phải
D. Vải mềm mỏng
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Chất liệu vải mềm mỏng sẽ tạo cảm giác gầy đi, cao lên.
Câu 4. Để tạo cảm giác gầy đi, cao lên cho người mặc, cần lựa chọn trang phục có đường nét, họa tiết như thế nào?
A. Kẻ ngang
B. Kẻ ô vuông
C. Hoa to
D. Kẻ dọc
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Trang phục có đường nét kẻ ngang, ô vuông hay họa tiết hoa to sẽ tạo cảm giác béo ra, thấp xuống.
Câu 5. Sử dụng các bộ trang phục khác nhau tùy thuộc vào:
A. Hoạt động
B. Thời điểm
C. Hoàn cảnh xã hội
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Tùy theo hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội, cần sử dụng các bộ trang phục khác nhau.
Câu 6. Trong hình sau, hình nào là trang phục đi học?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
+ Hình b là trang phục lao động.
+ Hình c là trang phục truyền thống
+ Hình d là trang phục ở nhà
Câu 7. Trang phục đi học có đặc điểm nào sau đây?
A. Kiểu dáng đơn giản
B. Màu sắc hài hòa
C. Thường may từ vải sợi pha.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: đảm bảo trang phục phù hợp với lứa tuổi học sinh và giúp vận động dễ dàng.
Câu 8. Trang phục lao động có đặc điểm nào sau đây?
A. Kiểu dáng đơn giản
B. Thường có màu sẫm
C. May từ vải sợi bông
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: giúp thuận tiện cho việc lao động, sạch sẽ, thấm hút mồ hôi, thoáng mát.
Câu 9. Loại trang phục nào có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; có màu sắc hài hòa; thường được may từ vải sợi pha?
A. Trang phục đi học
B. Trang phục lao động
C. Trang phục dự lễ hội
D. Trang phục ở nhà
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
+ Trang phục lao động có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; thường có màu sẫm, được may từ vải sợi bông
+ Trang phục dự lễ hội có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội.
+ Trang phục ở nhà có kiểu dáng đơn giản, thoải mái; thường được may từ vải sợi thiên nhiên.
Câu 10. Theo em, tại sao cần phải phối hợp trang phục?
A. Để nâng cao vẻ đẹp của trang phục.
B. Để tạo sự hợp lí cho trang phục
C. Để nâng cao vẻ đẹp và tạp sự hợp lí cho trang phục.
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: Để nâng cao vẻ đẹp và sự hợp lí của bộ trang phục, cần phối hợp trang phục một cách đồng bộ, hài hòa quần áo với một số vật dụng khác.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Công nghệ 6 Ôn tập chương 3: Trang phục và thời trang
Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success