Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 7 (Cánh diều): Chế biến thực phẩm
Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.
Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm
• Nội dung chính
- Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm.
- Các phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến.
- Lựa chọn và chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học.
I. Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm
- Đa dạng hóa sản phẩm.
- Tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng.
- Bảo vệ thực phẩm không hu hỏng.
- Bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
- Tiết kiệm thời gian chuẩn bị thực phẩm.
- Kéo dài thời gian sử dụng.
II. Một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến
1. Lên men
Đường trong nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật.
2. Luộc, hấp
- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước hoặc hơi nước.
- Khi hấp, chất dinh dưỡng ít tổn thất hơn so với luộc.
3. Đóng hộp
- Chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao và đựng trong bao bì kín.
4. Chiên (rán)
- Thực phẩm chín ở nhiệt độ sôi của dầu, mỡ.
- Thực phẩm sau chế biến chứa nhiều chất béo và chất có hại cho sức khỏe nên hạn chế ăn.
5. Nướng
- Thực phẩm chín ở nhiệt độ cao.
- Thực phẩm sau chế biến chứa chất gây ung thư nên hạn chế ăn.
6. Phơi, sấy
- Làm khô thực phẩm:
+ Phơi: dùng năng lượng từ ánh nắng mặt trời.
+ Sấy: dùng năng lượng từ điện, xăng, …
III. Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh
1. Giữ vệ sinh khi chế biến
- Người chế biến: khỏe mạnh, mặc đúng trang phục, hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dung cụ và nơi chế biến: sạch, gọn gàng, khô ráo.
2. Chọn nguyên liệu tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
3. Tách biệt thức ăn sống và chín, cũ và mới
- Tránh lây nhiễm mầm bệnh.
- Đun nóng thực phẩm cũ trước khi sử dụng.
4. Chế biến thực phẩm đúng cách
- Giữ chất dinh dưỡng.
- Tăng tính haaos dẫn món ăn.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ
- Tránh hư hỏng.
- Thực phẩm chín ăn sau 2h phải được bảo quản ở nhiệt độ < 5oC hoặc > 60oC.
IV. Thực hành chế biến thực phẩm – món rau trộn
1. Giới thiệu chung
- Có nguồn gốc từ Châu Âu.
- Chế biến từ rau, củ, quả tươi trộn nước xốt.
- Giữ được thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2. Chuẩn bị
- Nguyên liệu
- Dụng cụ
3. Quy trình chế biến rau trộn
- Bước 1. Phân loại, lựa chọn
- Bước 2. Sơ chế nguyên liệu và tạo hình
- Bước 3. Chuẩn bị nước sốt
- Bước 4. Phối trộn
4. Thảo luận và đánh giá kết quả
- Đánh giá chung
- Chi phí món ăn.
Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm
Câu 1. Chế biến thực phẩm là quá trình sử lí thực phẩm:
A. Đã qua sơ chế.
B. Tươi sống.
C. Đã qua sơ chế hoặc tươi sống.
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích: Vì: Chế biến thực phẩm là quá trình sử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
Câu 2. Người ta chế biến thực phẩm theo phương pháp
A. Công nghiệp
B. Thủ công
C. Công nghiệp hoặc thủ công
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích: Vì: Chế biến thực phẩm là quá trình sử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
Câu 3. Sản phẩm của quá trình chế biến thực phẩm được gọi là:
A. Nguyên liệu thực phẩm.
B. Sản phẩm thực phẩm
C. Nguyên liệu hoặc sản phẩm thực phẩm.
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích: Vì: Chế biến thực phẩm là quá trình sử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
Câu 4. Vai trò của chế biến thực phẩm là:
A. Hạn chế khả năng hấp thụ, tiêu hóa chất dinh dưỡng cho người sử dụng.
B. Đa dạng hóa các sản phẩm.
C. Khiến thực phẩm nhanh bị hỏng.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: B
Giải thích: Vì: Việc chế biến thực phẩm sẽ:
+ Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa chất dinh dưỡng cho người sử dụng nên đáp án A sai.
+ Bảo vệ thực phẩm không bị hư hỏng nên đáp án C sai.
+ Các đáp án A, C sai nên D cũng sai.
Câu 5. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm là:
A. Tiết kiệm thời gian chuẩn bị thực phẩm.
B. Kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
C. Bảo vệ và tăng cường sưc khỏe cho người sử dụng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Vì: chế biến thực phẩm chính là một trong các phương pháp bảo quản thực phẩm nên chế biến thực phẩm cũng sẽ có vai trò như của bảo quản thực phẩm.
Câu 6. Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: các phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến là:
+ Lên men
+ Luộc, hấp
+ Đóng hộp
+ Chiên
+ Nướng
+ Phơi, sấy
Câu 7. Chỉ ra phương pháp chế biến thực phẩm?
A. Lên men
B. Luộc, hấp
C. Đóng hộp
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích: Vì: có 6 phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến, trong đó có
+ lên men
+ luộc (hấp)
+ đóng hộp
Câu 8. Đối với phương pháp luộc, thực phẩm được làm chín như thế nào?
A. Ở nhiệt độ sôi của nước
B. Ở nhiệt độ sôi của dầu, mỡ
C. Ở nhiệt độ cao từ 160 – 250oC
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: A
Giải thích: Vì:
+ Thực phẩm chín ơt nhiệt độ sôi của dầu, mỡ là phương pháp chiên nên đáp án B sai.
+ Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao từ 160 – 250oC là phương pháp nướng nên đáp án C sai.
+ Do đáp án B và C sai nên đáp án D cũng sai.
Câu 9. Tại sao phương pháp chiên được khuyến cáo hạn chế dùng?
A. Chứa nhiều chất béo.
B. Chứa chất có hại cho sức khỏe.
C. Chứa nhiều chất béo và chất có hại cho sức khỏe
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích: Vì: Do thực phẩm ngâm trong dầu nên chứa nhiều chất béo và chất có hại cho sức khỏe.
Câu 10. Phương pháp chế biến nào có chứa chất gây ung thư?
A. Luộc
B. Chiên
C. Nướng
D. cả 3 đáp án trên
Đáp án: C
Giải thích: Vì:
+ Luộc chỉ gây tổn thất chất dinh dưỡng của thực phẩm nên đáp án A sai
+ Chiên chỉ chứa nhiều chất béo và có hại nên được khuyên hạn chế dùng nên đáp án B sai
+ Vì đáp án A và B sai nên đáp án D sai.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Ôn tập Chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm
Lý thuyết Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc
Lý thuyết Bài 9: Trang phục và thời trang
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án