Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 6 (Cánh diều): Bảo quản thực phẩm

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 6: Bảo quản thực phẩm ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.

1 540 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 6: Bảo quản thực phẩm

• Nội dung chính

- Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm.

- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến.

I. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm

- Ngăn ngừa hư hỏng thực phẩm.

- Duy trì hoặc làm giảm ít nhất chất dinh dưỡng và an toàn khi sử dụng.

- Kéo dài thời gian sử dụng.

- Tăng nguồn cung cấp thực phẩm.

- Giúp thực phẩm theo màu được sử dụng lâu dài.

- Ổn định giá thực phẩm.

- Đa dạng về lựa chọn thực phẩm.

- Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí.

II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

1. Bảo quản ở nhiệt độ phòng

a. Bảo quản thoáng

Các loại rau, củ, quả tươi tiếp xúc trực tiếp với không khí.

b. Bảo quản kín

Thực phẩm khô được đựng hoặc gói kín bằng vật liệu có khả năng cách ẩm tốt.

2. Bảo quản ở nhiệt độ thấp

a. Bảo quản lạnh

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 0oC – 15oC.

- Không tạo đá trong sản phẩm.

b. Bảo quản đông lạnh

- Bảo quản ở nhiệt độ .

- Nước trong sản phẩm đóng băng.

3. Bảo quản bằng đường hoặc muối

- Dùng đường hoặc muối nồng độ cao để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

III. Các nguyên tắc bảo quản thực phẩm

- Chỉ bảo quản nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng.

- Không để lẫn thực phẩm khác loại trong cùng vật chứa.

- Không để lẫn thực phẩm cũ và mới trong cùng vật chứa.

- Nơi để vật chứa, kho phải sạch, khô, thoáng, cách li nguồn bệnh.

- Sau khi kết thức phải vệ sinh vật chứa.

Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 6: Bảo quản thực phẩm

Câu 1. Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí nhằm:

A. Ngăn chặn hư hỏng thực phẩm.

B. Làm chậm hư hỏng thực phẩm.

C. Ngăn chặn hoặc làm chậm hư hỏng thực phẩm.

D. Ngăn chặn và làm chậm hư hỏng thực phẩm.

Đáp án: C

Giải thích: Vì: Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm hư hỏng thực phẩm. 

Câu 2. Sản phẩm sau bảo quản sẽ như thế nào?

A. Giữ nguyên đặc điểm của nguyên liệu ban đầu

B. Giữ nguyên tính chất của nguyên liệu ban đầu.

C. Giữ nguyên đặc điểm hoặc tính chất của nguyên liệu ban đầu.

D. Giữ nguyên đặc điểm và tính chất của nguyên liệu ban đầu.

Đáp án: D

Giải thích: Vì: sản phẩm bảo quản gần như giữ nguyên các đặc điểm và tính chất của nguyên liệu ban đầu.

Câu 3. Phát biểu sai về vai trò của thực phẩm là:

A. Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm.

B. Duy trì chất dinh dưỡng và an toàn khi sử dụng.

C. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm.

D. Tăng nguồn cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.

Đáp án: C

Giải thích: Vì: Bảo quản thực phẩm giúp kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm.

Câu 4. Hãy chỉ ra vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm.

A. Thực phẩm theo mùa không thể sử dụng lâu dài.

B. Góp phần ổn định giá thực phẩm.

C. Sự lựa chọn thực phẩm bị hạn chế.

D. Gây lãng phí.

Đáp án: B

Giải thích: Vì:

+ Thực phẩm theo mùa có thể thể sử dụng lâu dài nên đáp án A sai.

+ Đa dạng hơn về lựa chọn thực phẩm nên đáp án C sai.

+ Tiết kiệm chi phí nên đáp án D sai.

Câu 5. Có mấy phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến hiện nay?

A. 1         

B. 2

C. 3         

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Vì: các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến là:

+ Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

+ Bảo quản ở nhiệt độ thấp.

+ Bảo quản bằng đường hoặc muối.

Câu 6. Người ta tiến hành bảo quản thực phẩm bằng cách:

A. Bảo quản ở nhiệt độ phòng.               

B. Bảo quản ở nhiệt độ thấp.

C. Bảo quản bằng đường hoặc muối.     

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Vì: có 3 phương pháp bảo quản thực phẩm đó là:

+ Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

+ Bảo quản ở nhiệt độ thấp.

+ Bảo quản bằng đường hoặc muối.

Câu 7. Phương pháp bảo quản ở nhiệt độ phòng có mấy cách?

A. 1         

B. 2

C. 3         

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Vì: các cách bảo quản ỏ nhiệt độ phòng là:

+ Bảo quản thoáng.

+ Bảo quản kín.

Câu 8. Bảo quản thoáng là phương pháp bảo quản:

A. Các loại rau, củ, quả tươi và được tiếp xúc trực tiếp với không khí.

B. Các loại thực phẩm khô và được tiếp xúc trực tiếp với không khí.

C. Các loại rau, củ, quả tươi và được đóng kín.

D. Các loại thực phẩm khô và được đóng kín.

Đáp án: A

Giải thích: Vì:

+ Đáp án B: bảo quản các loại thực phẩm khô nên B sai.

+ Đáp án C: thực phẩm được đóng kín nên C sai.

+ Đáp án D: bảo quản thực phẩm khô và đóng kín nên D sai.

Câu 9. Bảo quản kín là phương pháp bảo quản:

A. Các loại rau, củ, quả tươi và được tiếp xúc trực tiếp với không khí.

B. Các loại thực phẩm khô và được tiếp xúc trực tiếp với không khí.

C. Các loại rau, củ, quả tươi và được đóng kín.

D. Các loại thực phẩm khô và được đóng kín bằng vật liệu có khả năng cách ẩm tốt

Đáp án: D

Giải thích: Vì:

+ Đáp án A: bảo quản các loại rau, củ, quả tươi nên A sai.

+ Đáp án B: thực phẩm được tiếp xúc trực tiếp với không khí nên B sai.

+ Đáp án C: bảo quản rau, củ, quả tươi nên C sai.

Câu 10. Thực phẩm nào sau đây sử dụng phương pháp bảo quản kín?

A. Khoai tây         

B. Khoai lang

C. Thóc                 

D. Tỏi

Đáp án: C

Giải thích: Vì: thóc bảo quản thoáng sẽ dễ bị mọc mầm.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Chế biến thực phẩm

Lý thuyết Ôn tập Chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

Lý thuyết Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Lý thuyết Bài 9: Trang phục và thời trang

Lý thuyết Bài 10: Lựa chọn và sử dụng trang phục

1 540 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: