Trang chủ Lớp 8 Toán Trắc nghiệm Toán 8 Bài 25. Phương trình bậc nhất một ẩn

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 25. Phương trình bậc nhất một ẩn

Dạng 1: Nhận biết phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

  • 420 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.


Câu 2:

16/07/2024

Phương trình ax + b = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn nếu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.


Câu 3:

18/11/2024

Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lời giải

 phương trình bậc nhất một ẩn là:  2x – 1 = 0 

*Phương pháp giải:

Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0.

*Lý thuyết:

- Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn: Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Ví dụ 1.

4x – 3 = 2x là phương trình bậc nhất với ẩn x;

2(y – 1) + 8 = y + 3 là phương trình bậc nhất với ẩn y.

2. Hai quy tắc biến đổi phương trình

a) Quy tắc chuyển vế

Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ 2. Giải phương trình: x + 12 = 0.

Lời giải:

x + 12 = 0

x = 0 – 12

x = –12.

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = –12.

b) Quy tắc nhân với một số

Trong một phương trình, ta có thể nhân (chia) cả hai vế với cùng một số khác 0.

Xem thêm

Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải (mới + Bài Tập) – Toán 8 

Câu 4:

16/07/2024

Phương trình nào sau đây không phải là phương trình bậc nhất một ẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các phương trình  x7+3=0; 15 – 6x = 3x + 5; x = 3x + 2 là các phương trình bậc nhất một ẩn.

Phương trình (x – 1)(x + 2) = 0 hay x2 + x – 2 = 0 không là phương trình bậc nhất một ẩn.


Câu 5:

16/07/2024

Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các phương trình 2x + y – 1 = 0; x – y2 + 1 = 0 không là phương trình bậc nhất một ẩn vì có hai biến x, y.

Phương trình x – 3 = –x + 2 là phương trình bậc nhất vì x – 3 = x + 2 hay 2x – 5 = 0 có a = 2 ≠ 0.

Phương trình (3x – 2)2 = 4 không là phương trình bậc nhất vì bậc của x là 2.


Câu 6:

18/07/2024

Phương trình x – 12 = 6 – x có nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

x – 12 = 6 – x

x + x = 6 + 12

2x = 18

x = 18 : 2

x = 9

Vậy phương trình có nghiệm x = 9.


Câu 7:

22/07/2024

Phương trình x – 3 = –x + 2 có tập nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

x – 3 = –x + 2

x – 3 + x – 2 = 0

2x – 5 = 0

 x=52

Vậy phương trình có tập nghiệm  S=52.


Câu 8:

20/07/2024

Nghiệm của phương trình 2x – 1 = 7

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

2x – 1 = 7

2x = 7 + 1

2x = 8

x = 8 : 2

x = 4

Vậy x = 4 là nghiệm của phương trình.


Câu 9:

16/07/2024

Phương trình 5 – x2 = –x2 + 2x – 1 có nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

5 – x2 = –x2 + 2x – 1

5 – x2 + x2 – 2x + 1 = 0

–2x + 6 = 0

–2x = –6

x = 3

Vậy phương trình có nghiệm x = 3.


Câu 10:

20/07/2024

Phương trình 2x – 3 = 12 – 3x có số nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

2x – 3 = 12 – 3x

2x + 3x = 12 + 3

5x = 15

x = 15 : 5

x = 3

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 3.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương