Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 7 (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 7 (Thông hiểu) có đáp án
-
690 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
15/07/2024Cho tam thức bậc hai f(x) = x2 – 10x + 2. Kết luận nào sau đây đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có:
⦁ f(1) = 12 – 10.1 + 2 = –7 < 0.
Do đó phương án B, D sai.
⦁ f(–2) = (–2)2 – 10.(–2) + 2 = 26 > 0.
Do đó phương án C đúng, phương án A sai.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2:
13/07/2024Cho tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 8x – 8. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 8x – 8 có ∆ = 82 – 4.(–2).(–8) = 0.
Suy ra f(x) có nghiệm kép .
Ta có a = –2 < 0.
Do đó f(x) < 0 với mọi x ≠ 2
Hay f(x) ≤ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 3:
20/07/2024Bảng xét dấu nào sau đây là của f(x) = 6x2 + 37x + 6?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tam thức bậc hai f(x) = 6x2 + 37x + 6 có ∆ = 372 – 4.6.6 = 1225 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta có a = 6 > 0.
Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 4:
18/07/2024Cho tam thức bậc hai f(x) = x2 + 1. Mệnh đề nào sau đây đúng nhất?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tam thức bậc hai f(x) = x2 + 1 có ∆ = 02 – 4.1.1 = –4 < 0.
Suy ra f(x) vô nghiệm.
Ta có a = 1 > 0.
Vậy f(x) > 0, ∀x ∈ ℝ hay f(x) > 0 ⇔ x ∈ (–∞; +∞).
Ta chọn phương án A.
Câu 5:
23/07/2024Cho hàm số y = f(x) = ax2 + bx + c có đồ thị như hình vẽ.
Đặt ∆ = b2 – 4ac. Chọn khẳng định đúng?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Quan sát đồ thị, ta thấy:
⦁ Đồ thị y = f(x) cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt có hoành độ lần lượt là x1 = 1; x2 = 4.
Suy ra f(x) có 2 nghiệm phân biệt x1 = 1; x2 = 4.
Do đó ∆ > 0.
⦁ Trên khoảng (–∞; 1) và (4; +∞), ta có f(x) > 0. Suy ra a > 0.
Vậy ta có a > 0, ∆ > 0.
Ta chọn phương án A.
Câu 6:
21/07/2024Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình bên.
Bảng xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Quan sát đồ thị, ta thấy f(x) < 0, với mọi x ∈ ℝ.
Do đó ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 7:
22/07/2024Cho f(x) = –x2 – 4x + 5. Có bao nhiêu giá trị nguyên của x thỏa mãn f(x) ≥ 0?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tam thức bậc hai f(x) = –x2 – 4x + 5 có ∆’ = (–2)2 – (–1).5 = 9 > 0.
Suy ra f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta lại có a = –1 < 0.
Do đó ta có:
⦁ f(x) âm trên hai khoảng (–∞; –5) và (1; +∞);
⦁ f(x) dương trên khoảng (–5; 1);
⦁ f(x) = 0 khi x = –5 hoặc x = 1.
Vì vậy bất phương trình f(x) ≥ 0 có tập nghiệm là [–5; 1].
Trên đoạn [–5; 1], ta thấy có 7 giá trị nguyên là: –5; –4; –3; –2; –1; 0; 1.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 8:
15/07/2024Tập nghiệm của bất phương trình x2 – 3x + 2 < 0 là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tam thức bậc hai f(x) = x2 – 3x + 2 có ∆ = (–3)2 – 4.1.2 = 1 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
Ta lại có a = 1 > 0.
Do đó ta có:
⦁ f(x) âm trên khoảng (1; 2);
⦁ f(x) dương trên hai khoảng (–∞; 1) và (2; +∞);
⦁ f(x) = 0 khi x = 1 hoặc x = 2.
Vì vậy bất phương trình x2 – 3x + 2 < 0 có tập nghiệm là (1; 2).
Ta chọn phương án A.
Câu 9:
23/07/2024Tập nghiệm của bất phương trình x2 + 9 > 6x là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có x2 + 9 > 6x.
⇔ x2 – 6x + 9 > 0.
Tam thức bậc hai f(x) = x2 – 6x + 9 có ∆’ = (–3)2 – 1.9 = 0.
Suy ra f(x) có nghiệm kép x = 3.
Ta lại có a = 1 > 0.
Do đó ta có:
⦁ f(x) dương trên hai khoảng (–∞; 3) và (3; +∞);
⦁ f(x) = 0 khi x = 3.
Vì vậy bất phương trình x2 – 6x + 9 > 0 có tập nghiệm là (–∞; 3) ∪ (3; +∞) (hoặc ta có thể viết: ℝ \ {3}).
Ta chọn phương án B.
Câu 10:
13/07/2024Tập xác định của hàm số là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hàm số xác định khi và chỉ khi –2x2 + 8x – 12 > 0.
Tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 8x – 12 có ∆’ = 42 – (–2).(–12) = –8 < 0.
Do đó f(x) vô nghiệm.
Ta lại có a = –2 < 0.
Vì vậy f(x) < 0, với mọi x ∈ ℝ.
Vậy bất phương trình –2x2 + 8x – 12 > 0 có tập nghiệm là ∅.
Ta chọn phương án C.
Câu 11:
23/07/2024Cho hàm số bậc hai f(x) có đồ thị như hình bên.
Tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≥ 0 là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Quan sát đồ thị, ta thấy f(x) ≥ 0 khi và chỉ khi x ≤ –1 hoặc x ≥ 5.
Vì vậy tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≥ 0 là (–∞; –1] ∪ [5; +∞).
Ta chọn phương án C.
Câu 12:
22/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:
4x2 – 3 = x2
⇒ 3x2 – 3 = 0
⇒ x = 1 hoặc x = –1.
Với x = 1, ta có (đúng)
Với x = –1, ta có (vô lí)
Vì vậy khi thay các giá trị x = 1 và x = –1 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 1 thỏa mãn.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 1.
Ta chọn phương án A.
Câu 13:
21/07/2024Cho phương trình . Khẳng định nào sau đây sai?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:
x2 + 3 = 2x + 6
⇒ x2 – 2x – 3 = 0
⇒ x = 3 hoặc x = –1.
Với x = 3, ta có (đúng)
Với x = –1, ta có (đúng)
Vì vậy khi thay các giá trị x = 3 và x = –1 vào phương trình đã cho, ta thấy cả x = 3 và x = –1 đều thỏa mãn.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 3 và x = –1.
• Tổng các nghiệm là: 3 + (–1) = 2. Do đó phương án A đúng.
• Tích các nghiệm là: 3.(–1) = –3. Do đó phương án B sai.
• Ta có x = 3 > –2 và x = –1 > –2.
Vì vậy các nghiệm của phương trình đã cho đều lớn hơn –2. Do đó phương án C đúng.
• Ta có x = 3 > 0 và x = –1 < 0.
Vì vậy phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu. Do đó phương án D đúng.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 14:
15/07/2024Giá trị x nào sau đây là nghiệm của phương trình ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:
2x2 + 3x – 5 = (x + 1)2
⇒ 2x2 + 3x – 5 = x2 + 2x + 1
⇒ x2 + x – 6 = 0
⇒ x = 2 hoặc x = –3.
Với x = 2, ta có (đúng)
Với x = –3, ta có (sai)
Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và x = –3 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 2.
Ta chọn phương án B.
Câu 15:
23/07/2024Số nghiệm của phương trình là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:
–x2 + 4x = (2x – 2)2
⇒ –x2 + 4x = 4x2 – 8x + 4
⇒ 5x2 – 12x + 4 = 0
⇒ x = 2 hoặc
Với x = 2, ta có (đúng)
Với , ta có (sai)
Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.
Vậy phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất.
Ta chọn phương án B.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 7 (Nhận biết) có đáp án
-
7 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 7 (Vận dụng) có đáp án
-
10 câu hỏi
-
30 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 7 có đáp án (224 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài tập cuối chương 7 (Phần 2) có đáp án (689 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Dấu của tam thức bậc hai (Phần 2) có đáp án (664 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Giải phương trình bậc hai một ẩn (Phần 2) có đáp án (493 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Phương trình quy về phương trình bậc hai (Phần 2) có đáp án (404 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2. Giải bất phương trình bậc hai một ẩn có đáp án (328 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1. Dấu của tam thức bậc hai có đáp án (297 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3. Phương trình quy về phương trình bậc hai có đáp án (197 lượt thi)