Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Hàm số và đồ thị có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Hàm số và đồ thị có đáp án

Dạng 2: Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số có đáp án

  • 538 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Hàm số v = f(t) được cho bởi bảng như sau:

Media VietJack

Tìm tập xác định của hàm số này.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số v = f(t) ta có: t là biến số, v là hàm số của t.

Tập xác định của hàm số là tập giá trị của t nên ta có: D = {0,5; 1; 1,2; 1,8; 2,5}.


Câu 2:

19/07/2024
Tìm tập giá trị của hàm số này.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số v = f(t) ta có: t là biến số, v là hàm số của t.

Tập giá trị của hàm số là tập giá trị của v nên ta có: T = {1,5; 3; 0; 5,4; 7,5}.


Câu 3:

23/07/2024

Cho hàm số \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \).

Tìm tập xác định của hàm số.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số: \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \).

Tập xác định của hàm số là tập giá trị của x sao cho \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \) có nghĩa.

Điều kiện xác định của hàm số là:

2x + 7 ≥ 0 2x ≥ –7 \(x \ge \frac{{ - 7}}{2}\)

Vậy tập xác định của hàm số là: \(D = \left[ { - \frac{7}{2}; + \infty } \right)\).


Câu 4:

13/07/2024

Cho hàm số \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \).

Tìm tập giá trị của hàm số.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số: \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \).

Với mọi giá trị x thuộc \(D = \left[ { - \frac{7}{2}; + \infty } \right)\), ta thấy: \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \) ≥ 0

Do đó, tập giá trị của hàm số \(f(x) = \sqrt {2x + 7} \) là T = [0; +∞).


Câu 5:

23/07/2024
Tập xác định của hàm số f(x) = x – 2 là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Xét hàm số f(x) = x – 2 ta thấy f(x) = x – 2 luôn có nghĩa với mọi giá trị thực của x. Do đó, tập xác định của hàm số là D = ℝ.


Câu 6:

13/07/2024

Cho hàm số cho bởi bảng sau:

Media VietJack

Tập xác định của hàm số f(x) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Dựa vào bảng trên, ta thấy tập xác định của hàm số f(x) là tập giá trị của x, do đó ta có:

D = {–6; –4; –3; 2; 5; 6; 12}


Câu 7:

13/07/2024

Cho hàm số cho bởi bảng sau:

Media VietJack

Tập xác định của hàm số y là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào bảng trên, ta thấy tập xác định của hàm số y là tập giá trị của x, do đó ta có:

D = {–0,5; –3; 0; 4,5; 9}.


Câu 8:

21/07/2024
Hàm số \(f(x) = \frac{1}{{x - 1}}\) có tập xác định là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \frac{1}{{x - 1}}\) là: x – 1 ≠ 0 x ≠ 1.

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{1}{{x - 1}}\) là: D = ℝ \ {1}.


Câu 9:

15/07/2024
Tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 3}}{{x + 2}}\) là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 3}}{{x + 2}}\) là: x + 2 ≠ 0 x ≠ –2.

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 3}}{{x + 2}}\) là: D = ℝ \ {–2}.


Câu 10:

13/07/2024

Tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 1}}\) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 1}}\) là: x2 + 1 ≠ 0 x2 ≠ –1

Mà x2 ≥ 0 với mọi số thực x, do đó, x2 ≠ –1 với mọi số thực x.

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x + 3}}{{{x^2} + 1}}\) là D = ℝ.


Câu 11:

21/07/2024
Tập xác định của hàm số \(f(x) = \sqrt {2x - 4} \) là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \sqrt {2x - 4} \) là: 2x – 4 ≥ 0 2x ≥ 4 x ≥ 2

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \sqrt {2x - 4} \) là D = [2; +∞).


Câu 12:

13/07/2024

Hàm số \(f(x) = \frac{3}{{\sqrt {x - 4} }}\) có tập xác định là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \frac{3}{{\sqrt {x - 4} }}\) là: x – 4 > 0 x > 4

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{3}{{\sqrt {x - 4} }}\) là D = (4; +∞).


Câu 13:

13/07/2024

Tập giá trị của hàm số: \(f(x) = \frac{{2022}}{{\sqrt {2x - 2} }}\) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{2022}}{{\sqrt {2x - 2} }}\) là: 2x – 2 > 0 2x > 2 x > 1.

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{2022}}{{\sqrt {2x - 2} }}\) là D = (1; +∞).

Với mọi giá trị x thuộc D = (1; +∞) ta dễ thấy: 2022 > 0 và \(\sqrt {2x - 2} \) > 0

Do đó, ta có: \(f(x) = \frac{{2022}}{{\sqrt {2x - 2} }}\) > 0 với mọi x thuộc D = (1; +∞).

Vậy tập giá trị của hàm số \(f(x) = \frac{{2022}}{{\sqrt {2x - 2} }}\) là T = (0; +∞).


Câu 14:

13/07/2024
Hàm số \(f(x) = \frac{{x - 4}}{{x + 4}}\) có tập giá trị là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Điều kiện xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 4}}{{x + 4}}\) là: x + 4 ≠ 0 x ≠ –4 .

Vậy tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 4}}{{x + 4}}\) là D = ℝ\{–4}.

Với mọi giá trị x thuộc D = ℝ\{–4} ta dễ thấy: x – 4 ℝ và x + 4 ≠ 0

Do đó, ta có: \(f(x) = \frac{{x - 4}}{{x + 4}}\) ℝ với mọi x thuộc D = ℝ\{–4}.

Vậy tập giá trị của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 4}}{{x + 4}}\) là T = ℝ.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương