Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Dấu của tam thức bậc hai (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Dấu của tam thức bậc hai (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Dấu của tam thức bậc hai (Thông hiểu) có đáp án

  • 664 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Cho tam thức bậc hai f(x) = x2 – 10x + 2. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có:

f(1) = 12 – 10.1 + 2 = –7 < 0.

Do đó phương án B, D sai.

f(–2) = (–2)2 – 10.(–2) + 2 = 26 > 0.

Do đó phương án C đúng, phương án A sai.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 2:

13/07/2024

Cho tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 8x – 8. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 8x – 8 có ∆ = 82 – 4.(–2).(–8) = 0.

Suy ra f(x) có nghiệm kép x=82.2=2.

Ta có a = –2 < 0.

Do đó f(x) < 0 với mọi x ≠ 2

Hay f(x) ≤ 0 với mọi x ℝ.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 3:

16/07/2024

Bảng xét dấu nào sau đây là của f(x) = 6x2 + 37x + 6?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Tam thức bậc hai f(x) = 6x2 + 37x + 6 có ∆ = 372 – 4.6.6 = 1225 > 0.

Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=37+12252.6=16; x2=3712252.6=6

Ta có a = 6 > 0.

Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:

Bảng xét dấu nào sau đây là của f(x) = 6x^2 + 37x + 6 (ảnh 1)

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 4:

20/07/2024

Cho tam thức bậc hai f(x) = x2 – 8x + 16. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tam thức bậc hai f(x) = x2 – 8x + 16 có ∆ = (–8)2 – 4.1.16 = 0.

Do đó f(x) có nghiệm kép x=82.1=4π.

Khi đó phương án A sai.

Ta có a = 1 > 0.

Vì vậy f(x) > 0 với mọi x ≠ 4 hay f(x) ≥ 0, với mọi x ℝ.

Do đó phương án B D sai; phương án C đúng.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 5:

21/07/2024

Cho tam thức bậc hai f(x) = x2 + 1. Mệnh đề nào sau đây đúng nhất?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tam thức bậc hai f(x) = x2 + 1 có ∆ = 02 – 4.1.1 = –4 < 0.

Suy ra f(x) vô nghiệm.

Ta có a = 1 > 0.

Vậy f(x) > 0, x ℝ hay f(x) > 0 x (–∞; +∞).

Ta chọn phương án A.


Câu 6:

11/12/2024

Cho hàm số y = f(x) = ax2 + bx + c có đồ thị như hình vẽ.

Cho hàm số y = f(x) = ax^2 + bx + c có đồ thị như hình vẽ. (ảnh 1)

Đặt ∆ = b2 – 4ac. Chọn khẳng định đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lời giải

Quan sát đồ thị, ta thấy:

Đồ thị y = f(x) cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt có hoành độ lần lượt là x1 = 1; x2 = 4.

Suy ra f(x) có 2 nghiệm phân biệt x1 = 1; x2 = 4.

Do đó ∆ > 0.

Trên khoảng (–∞; 1) và (4; +∞), ta có f(x) > 0. Suy ra a > 0.

Vậy ta có a > 0, ∆ > 0.

Ta chọn phương án A

*Phương pháp giải:

Dựa vào định lí về dấu của tam thức bậc hai có minh họa hình học sau

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

*Lý thuyết:

Tam thức bậc hai đối với x là biểu thức có dạng

f(x) = ax2 + bx + c,

trong đó a, b, c là những hệ số, a ≠ 0.

2. Dấu của tam thức bậc hai

Người ta đã chứng minh được định lí về dấu tam thức bậc hai sau đây

Định lý

Cho f(x) = ax2 + bx + c     (a ≠ 0), Δ = b2 – 4ac.

Nếu Δ < 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a, với mọi x ∈ R.

Nếu Δ = 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a, trừ khi x = -Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án.

Nếu Δ > 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a khi x < x1 hoặc x > x2, trái dấu với hệ số a khi x1 < x < x2 trong đó x1, x2 (x1 < x2) là hai nghiệm của f(x).

Chú ý

Trong định lí trên, có thể thay biệt thức Δ = b2 – 4ac bằng biệt thức thu gọn Δ’ = (b’)2 – ac

Minh họa hình học

Định lí về dấu của tam thức bậc hai có minh họa hình học sau

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Xem thêm

Lý thuyết Dấu của tam thức bậc hai – Toán 10 Chân trời sáng tạo 

 

 

 


Câu 7:

17/07/2024

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình bên.

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình bên.  Bảng xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng là (ảnh 1)

Bảng xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Quan sát đồ thị, ta thấy f(x) < 0, với mọi x ℝ.

Do đó ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình bên.  Bảng xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng là (ảnh 2)
 

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 8:

17/11/2024

Tam thức nào sau đây luôn dương với mọi giá trị của x?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lời giải

Tam thức f(x) luôn dương với mọi giá trị của x khi và chỉ khi a > 0 và ∆ < 0.

Xét phương án A: f(x) = x2 – 10x + 2.

Ta có a = 1 > 0 và ∆ = (–10)2 – 4.1.2 = 92 > 0.

Do đó ta loại phương án A.

Xét phương án B: f(x) = x2 – 2x + 1.

Ta có a = 1 > 0 và ∆ = (–2)2 – 4.1.1 = 0.

Do đó ta loại phương án B.

Xét phương án C: f(x) = x2 – 2x + 10.

Ta có a = 1 > 0 và ∆ = (–2)2 – 4.1.10 = –36 < 0.

Do đó ta nhận phương án C.

Xét phương án D: f(x) = –x2 + 2x + 10.

Ta có a = –1 < 0.

Do đó ta loại phương án D.

Vậy ta chọn phương án C.

*Phương pháp giải:

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0).

+ Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ℝ.

+ Nếu ∆ = 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi xb2a và fb2a=0

+ Nếu ∆ > 0 thì tam thức f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 và x2 (x1 < x2). Khi đó, f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ (–∞; x1) ∪ (x2; +∞); f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x ∈ (x1; x2).

Tức là, khi ∆ > 0, dấu của f(x) và a là: “Trong trái, ngoài cùng”

Dấu của tam thức bậc hai (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

*Lý thuyết:

1. Dấu của tam thức bậc hai

Tam thức bậc hai (đối với x) là biểu thức có dạng ax2 + bx + c, trong đó a, b, c là những số thực cho trước (với a ≠ 0), được gọi là các hệ số của tam thức bậc hai.

Chú ý : Nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 cũng là nghiệm của tam thức bậc hai ax2 + bx + c.

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0).

+ Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ℝ.

+ Nếu ∆ = 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi xb2a và fb2a=0

+ Nếu ∆ > 0 thì tam thức f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 và x2 (x1 < x2). Khi đó, f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ (–∞; x1) ∪ (x2; +∞); f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x ∈ (x1; x2).

Tức là, khi ∆ > 0, dấu của f(x) và a là: “Trong trái, ngoài cùng”

Dấu của tam thức bậc hai (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Xem thêm

Lý thuyết Dấu của tam thức bậc hai - Toán 10 Kết nối tri thức 


Bắt đầu thi ngay