Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại (có đáp án)

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại (có đáp án)

Trắc nghiệm Bài 22: Luyện tập tính chất của kim loại

  • 385 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024
Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là
Xem đáp án

Đáp án A

Một số kim loại như Fe, Cr, Al thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.


Câu 2:

22/07/2024
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ Hg). Hg có tonc = – 39oC


Câu 3:

21/07/2024
Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do:
Xem đáp án

Đáp án D

Vonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại (3410oC) nên thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn


Câu 4:

23/07/2024
Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?
Xem đáp án

Đáp án C

2KHCO3 to K2CO3 + CO2 + H2O


Câu 6:

22/07/2024
Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây là không đúng ?
Xem đáp án

Đáp án D

D sai vì Tính dẻo Al < Ag < Au


Câu 7:

22/07/2024
Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng với nước (dư), thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại kiềm có số electron nhường bằng 1

Bảo toàn electron:

1.nM = 2.nH2

→ nM = 2.0,01 = 0,02 mol

MM = mMnM=0,780,02 = 39 (g/mol) (K)


Câu 8:

20/07/2024
Cho các kim loại: Cu, Fe, Ag và các đung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là
Xem đáp án

Đáp án C

Các cặp chất xảy ra phản ứng là: Fe và HCl; Fe và CuSO4; Fe và FeCl3; Cu và FeCl3.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2


Câu 9:

23/07/2024
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại?
Xem đáp án

Đáp án B

Chỉ một số kim loại như Al, Zn,... tác dụng được với bazơ


Câu 10:

22/07/2024
Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch A gồm hai muối và hai kim loại. Hai muối trong dung dịch A là
Xem đáp án

Đáp án C

Kim loại nào có tính khử yếu nhất sẽ bị đẩy ra trước

Hai kim loại thu được là: Ag và Cu

Hai muối trong dung dịch A là: A1(NO3)3 và Zn(NO3)2


Câu 11:

21/07/2024
Cho a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+, sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại. Giá trị của a cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?
Xem đáp án

Đáp án C

Chất rắn gồm 3 kim loại: Ag, Cu và Fe

Các quá trình nhận electron có thể xảy ra:

Ag+ +1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Các quá trình nhường electron có thể xảy ra: 

Al  →  Al3+ + 3e

Fe →  Fe2+ + 2e

Vì Fe dư nên Al đã phản ứng hết, tức là số mol e do Al nhường nhỏ hơn hoặc bằng mol e do Ag+ và Cu2+ có thể nhận.

Vậy: 3a2c+d hay a23c+13d (1)

Dấu “=” xảy ra khi Al phản ứng hoàn toàn và vừa đủ, Fe hoàn toàn chưa phản ứng.

Để Fe dư thì tổng số mol e do Al và Fe nhường phải lớn hơn tổng số mol e mà Cu 2+ và Ag+ có thể nhận.

Tức là: 3a + 2b > 2c + d hay a>23c+13d23b (2)

Từ (1) và (2)

→ 23c+13d23b<a23c+13d


Câu 12:

17/07/2024
Hòa tan hoàn toàn 100 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 (dư). Kết thúc phản ứng thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2, NO, N2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 1 và dung dịch Z (không chứa muối NH4NO3). Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m và số mol HNO3 đã phản ứng lần lượt là:
Xem đáp án

Đáp án C

n = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol

 nNO2 = 0,3 mol;

nNO = 0,2 mol; nN2O = 0,1 mol

n e nhận = nNO2+ 3.n NO + 8.nN2O  

= 1,7 mol

nNO3Trong muối = n e nhận = 1,7 mol
m muối = mKL + mNO3Trong muối  

= 100 + 1,7. 62 = 205,4 gam
Bảo toàn nguyên tố N:

nHNO3 = n N

= nNO3Trong muối  + nNO2 + n NO + 2nN2O

 nHNO3 = 1,7 + 0,3 + 0,2 + 2.0,1

= 2,4 mol


Câu 13:

23/07/2024
Khử hoàn toàn m gam Fe3O4 bằng H2 dư ở nhiệt độ cao, thu được 7,2 gam H2O. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án C

nH2O = 0,4 mol

Phương trình phản ứng

Fe3O4 + 4H2 t° 3Fe + 4H2O

nFe3O4=14.nH2O = 14.0,4 = 0,1 mol

 mFe3O4 = m = 0,1.232 = 23,2 gam


Câu 14:

20/07/2024
Cho x mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa m mol Cu2+ và n mol Ag+. Biết rằng x > 12n. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại. Giá trị của y cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?
Xem đáp án

Đáp án D

Theo đề bài x > 12n hay 2x > n.

Như vậy số mol e do Mg nhường lớn hơn số mol e mà Ag+ có thể nhận. Tức là Ag+ đã phản ứng hết.

→ Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại là:  Mg2+, Zn2+, Cu2+ 

Số mol e do Mg và Zn nhường phải nhỏ hơn tổng số mol e mà Ag+ và Cu2+ có thể nhận.

Ta có: 2x + 2y < 2m + n hay y < m – x + 12n


Câu 15:

23/07/2024
Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn Z. Giá trị của x là
Xem đáp án

Đáp án C

Xét dung dịch X: Có 0,01 mol AgNO3 và 0,1x mol Cu(NO3)2

Xét chất rắn Z: Khối lượng Z lớn hơn khối lượng bạc có thể tạo thành (2,58 > 0,01.108). Vậy trong Z ngoài Ag còn có kim loại khác (Cu hoặc Cu và Fe).

Các quá trình nhường electron:

Fe → Fe2+ + 2e

Các quá trình nhận electron:

Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Trường hợp 1: Z gồm 2 kim loại Ag và Cu, vậy Fe đã phản ứng hết

Gọi số mol Cu2+ đã phản ứng là a.

Bảo toàn e: số mol e do sắt nhường = số mol e do Ag+ và Cu2+ nhận

→ 2.1,6856 = 0,01 + 2a

→ a = 0,025 mol

Mặt khác, khối lượng Z là:

108.0,01 + 64.0.025 = 2,68 ≠ 2,58.

→ Loại. Trường hợp này không xảy ra.

Trưng hợp 2: Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe. Như vậy Ag+ và Cu2+ đã phản ứng hết, Fe dư.

Gọi số mol Fe đã phản ứng là b.

Bảo toàn electron:

2.nFe phản ứng = 1.nAg + 2.nCu

→ 2b = 0,01 + 2.0,1x  (1)

Mặt khác, khối lượng Z là:

108.0.01 + 64.0,1x + (1,68 - 56b) = 2,58 (2)

Giải phương trình (1) và (2) ta được:

b = 0,0175 và x = 0,125.


Câu 16:

22/07/2024
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình phản ứng:

Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

Khối lượng chất rắn thu được nhỏ hơn khối lượng Fe tối đa tọa thành (3,36 < 0,12.56) nên Mg phản ứng hết. Chất rắn chỉ có Fe.

Phương trình phản ứng:

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

→ nMg = 0,06 + 0,06 = 0,12 mol

→ mMg = m = 0,12.24 = 2,88 gam


Câu 17:

23/07/2024
Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là
Xem đáp án

Đáp án B

Cu không phản ứng được với HCl

nH2 = 2,24: 22,4 = 0,1 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nH2= nFe = 0,1 mol

→ mFe = 0,1.56 = 5,6g

→ mCu = 12 – mFe = 12 – 5,6 = 6,4g


Câu 18:

21/07/2024

Cho các phản ứng sau :

X + HNO3 (đặc, nóng) → A + NO2 + H2O

A + Cu → X + D

X có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau ?

Xem đáp án

Đáp án D

Đồng (Cu) đẩy được X ra khỏi muối nên Cu là kim loại có tính khử mạnh hơn X.

→ X là Ag


Câu 19:

23/07/2024
Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Al bằng dung dịch NaOH dư, thu được V lít H2. Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương trình phản ứng

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

 nH2=32nAl = 32.0,1 = 0,15 mol

→ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít


Câu 20:

21/07/2024
Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại. (1) Fe2+/Fe; (2) Pb2+/Pb; (3) 2H+/H2; (4) Ag+/Ag; (5) Na+/Na; (6) Fe3+/Fe2+; (7) Cu2+/Cu
Xem đáp án

Đáp án A

Theo dãy điện hóa của kim loại, thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại được sắp xếp như sau:

(5) Na+/Na <(1)Fe2+/Fe< (2) Pb2+/Pb < (3)2H+/H < (7)Cu2+/Cu <(6) Fe3+/Fe2+  < (4) Ag+/Ag


Câu 21:

21/07/2024
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình phản ứng xảy ra:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Sau phản ứng dung dịch gồm:

Fe(NO3)3 và AgNO3 


Câu 22:

20/07/2024
Cho Ni từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là
Xem đáp án

Đáp án D

Theo dãy điện hóa thứ tự thế điện cực tăng dần là: Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Ni2+/Ni, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

Thứ tự các ion bị khử là: Ag+, Fe3+, Cu2+

Ion Mg2+ và Fe2+ không bị khử.


Câu 24:

19/07/2024
Cho 8,6g hỗn hợp gồm Cu, Cr, Al nung nóng trong oxi dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,8g hỗn hợp X. Để tác dụng hết với các chất có trong X cần V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án C

mO = 11,8 – 8,6 = 3,2g

Oxit + 2HCl  Muối + H2O

nO = 0,2 = nH2O

Bảo toàn nguyên tố H:

 nHCl = 2.nH2O = 0,4 mol

→ VHCl = 0,42= 0,2 lít


Câu 25:

22/07/2024
Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Những tính chất vật lí chung này do các electron tự do gây ra.


Câu 26:

19/07/2024
Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
Xem đáp án

Đáp án B

A. Phát biểu đúng vì xảy ra phản ứng

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3 nâu đỏ

B. Phát biểu không đúng vì

Fe + 3AgNO3  Fe(NO3)3 (màu vàng) + 3Ag.

C. Phát biểu đúng vì xảy ra phản ứng tạo muối Fe2(SO4)3 màu vàng

Fe(OH)3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

D. Phát biểu đúng vì phản ứng tạo muối Cu(NO3)2 màu xanh

Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2


Câu 27:

16/07/2024
Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nAl = nFe) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn Y vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan Z. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là:
Xem đáp án

Đáp án C

nFe = nAl = 8,327+56 = 0,1 mol

nH2 = 1,1222,4 = 0,05 mol

Sau phản ứng thu được Y gồm 3 kim loại là: Ag, Cu, Fe dư

Chất rắn không tan Z gồm Cu, Ag

Bảo toàn electron cho cả quá trình:

Trong đó Al và Fe hòa tan hết trong dung dịch.

Chất rắn không tan Z gồm Cu, Ag

ne nhường = ne nhận

→ 3.nAl + 2.nFe = nAg + 2.nCu + 2.nH2

→ 3.0,1 + 2.0,1 = nAg + 2nCu + 2.0,05

→ nAg + 2nCu = 0,4 (1)

Lại có mAg + mCu = 28 gam

→ 108.nAg + 64.nCu = 28  (2)

Từ (1) và (2) → nAg = 0,2 mol; nCu = 0,1 mol

CMAgNO3=0,20,1=2M

CMCu(NO3)20,10,1 = 1M


Câu 28:

19/07/2024
Phát biểu đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

A. đúng.

B. Sai vì lớp ngoài cùng của kim loại thường có từ 1 đến 3 electron.

C. Sai vì tính chất vật lí chung của kim loại: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim là do các electron tự do trong kim loại gây ra.

D. Sai vì ở điều kiện thường Hg ở thể lỏng.


Câu 29:

21/07/2024
Đốt cháy 6,72g kim loại M với oxi dư thu được 8,4g oxit. Nếu cho 5,04g M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO ở đktc là
Xem đáp án

Đáp án A

mO = 8,4 – 6,72 = 1,68g

→ nO = 0,105 mol

6,72g M cần 0,105 mol O

→ 5,04g M cần

5,04.0,1056,72 = 0,07875 mol O

Nhận thấy Số mol e M nhường ở hai phản ứng với oxi dư và phản ứng với HNO3 là như nhau. Nên số mol e O nhận bằng số mol e NO nhận

→ 2.nO = 3.nNO

→ 2.0,7875 = 3.nNO

→ nNO = 0,0525 mol

→ VNO = 1,176 lít


Câu 30:

23/07/2024

Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành hai phần bằng nhau.

- Cho phần 1 vào dung dịch KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Đặt x = nK, y = nAl, z = nFe trong 1 phần.

Phần 1: cho vào KOH dư thì K và Al đã phản ứng hết.

Bảo toàn eletron: nK + 3nAl = 2

→ x + 3y = 2.0,035 = 0,07 (1)

Phần 2: Cho vào nước dư tạo thành số mol H2 nhỏ hơn số mol H2 ở phần 1

→ Hỗn hợp kim loại Y (Fe và Al còn dư)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố

nAl phản ứng = nK = nKAlO2 = x

→ nAl  = y – x

Bảo toàn electron trong phản ứng X + H2O

→ nK + 3.nAl = 2.nH2

→ x + 3x = 2.0,02 → x = 0,01 (2)

Xét phản ứng:

Y + HCl  0,25 mol H2

Bảo toàn electron

3.nAl dư + 2.nFe = 2.nH2

→ 3(y – x) + 2z = 0,25.2 (3)

Từ (1), (2), (3)

x = 0,01y = 0,02z = 0,01mK = 0,39gmAl = 0,54gmFe = 0,56g


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương