Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16 (có đáp án): Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (Thông hiểu)
-
5932 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Dân số nước ta đông không tạo thuận lợi nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Dân số đông không tạo thuận lợi cho việc nâng cao trình độ đào tạo nhân lực.
D đúng
- A sai vì sự phát triển kinh tế và xã hội còn phụ thuộc nhiều vào việc quản lý và phân bố công bằng nguồn lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, và giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động như thất nghiệp và an sinh xã hội.
- B sai vì sự phát triển kinh tế và xã hội cần phải giải quyết các vấn đề khác như phân phối công bằng, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng để đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa của đất nước.
- C sai vì sự phát triển dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chính sách dân số, giáo dục, sức khỏe và cơ sở hạ tầng để đáp ứng các nhu cầu của người dân và giảm thiểu các vấn đề xã hội.
*) Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Số dân nước ta là 84,2 triệu người (năm 2006); 97,4 triệu người (2020).
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
* Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 2:
23/07/2024Tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
Đáp án đúng là: B
- Hiện nay, do sự tiến bộ về y tế mức sống được nâng cao lên, tỷ lệ người già trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng.
B đúng.
- Quy mô dân số đông, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, có nhiều thành phần dân tộc thì không có ảnh hưởng đến tỷ lệ người già gia tăng.
A, C, D sai.
* Cơ cấu dân số ở nước ta
- Cơ cấu dân số theo giới tính khá cân bằng, năm 2021 tỉ lệ nam, nữ trong tổng số dân là 49,84% và 50,16% (99,4 nam/100 nữ). Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, số trẻ sinh ra năm 2021 có tỉ lệ 112 bé trai/100 bé gái.
- Cơ cấu dân số theo tuổi: do mức sinh giảm, tuổi thọ tăng nên cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta biến đổi nhanh theo hướng giảm tỉ lệ nhóm trẻ em, tăng tỉ lệ nhóm cao tuổi. Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng nhưng cũng đã bước vào thời kì già hóa dân số.
- Cơ cấu dân số theo dân tộc: nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85%, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Các dân tộc sinh sống đan xen nhau khá phổ biến trên các vùng miền Tổ quốc. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: trình độ học vấn của người dân được nâng cao dần, năm 2021, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 95,7%. Số năm đi học trung bình của dân số từ 25 tuổi trở lên là 9,1 năm. Trình độ học vấn có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị với nông thôn và giữa các vùng.
Xem thêm các bài viết hay liên quan khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Câu 3:
23/07/2024Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Dân số nước ta tăng nhanh gây hệ quả là sức ép đến kinh tế xã hội và môi trường.
D đúng
- A sai vì sự hội nhập phụ thuộc vào chính sách kinh tế, môi trường đầu tư và các yếu tố khác như năng lực cạnh tranh và phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
- B sai vì đô thị hóa phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, di cư từ vùng nông thôn vào thành thị, và nhu cầu về các dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị.
- C sai vì đây phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách giáo dục, đào tạo nghề, và sự phát triển kinh tế để tạo ra việc làm và cơ hội cho người lao động, cùng với các yếu tố khác như di cư và chuyển động dân số.
*) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
BIỂU ĐỒ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG BÌNH NĂM CỦA NƯỚC TA
QUA CÁC GIAI ĐOẠN
- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.
- Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
- Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2017 như sau:
+ Từ 0 đến 14 tuổi: 25,2%.
+ Từ 15 đến 64 tuổi: 69,3%.
+ Từ 65 tuổi trở lên: 5,5%.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 4:
23/07/2024Phân bố dân cư không hợp lí đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của nước ta?
Đáp án đúng là: A
Phân bố dân cư không hợp lí đã gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của nước ta.
A đúng
- B sai vì tạo ra sự chênh lệch về cơ hội việc làm, thu nhập và tiếp cận dịch vụ công. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng kinh tế vùng miền và kìm hãm sự phát triển toàn diện của quốc gia.
- C sai vì tạo ra tình trạng thất nghiệp và thiếu nhà ở ở các khu vực đô thị, trong khi các vùng nông thôn lại thiếu nhân lực. Điều này gây mất cân đối trong phát triển kinh tế và xã hội, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- D sai vấn đề chính nằm ở việc mất cân đối nguồn lực và cơ sở hạ tầng. Phân bố dân cư không hợp lý dẫn đến sự tập trung quá mức ở các đô thị lớn, gây quá tải hạ tầng, trong khi các vùng nông thôn lại thiếu nhân lực và đầu tư, gây cản trở sự phát triển kinh tế toàn diện.
*) Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006), 315 người/km2 (2020).
a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Người/km2)
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).
- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/km2).
b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA
QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Năm 2020, dân số thành thị chiếm 35,9%, dân số nông thôn chiếm 64,1%.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 5:
23/07/2024Nhận định nào sau đây không hoàn toàn đúng với đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay?
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay là cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số. Vì hiện nay, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang trong thời kì quá độ dân số, có xu hướng già hóa.
B đúng
- A sai vì Việt Nam vẫn có mức sinh tương đối cao và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên dương, dù tốc độ tăng dân số đã giảm so với trước. Điều này dẫn đến sự gia tăng liên tục về số lượng dân cư.
- C sai vì Việt Nam có hơn 98 triệu dân, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về dân số, cho thấy một quy mô dân số đáng kể.
- D sai vì Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có ngôn ngữ, văn hóa, và phong tục riêng biệt, góp phần tạo nên sự đa dạng dân tộc trong quốc gia.
*) Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Đông dân:
- Dân số đông: 84 156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 Đông Nam Á ( sau Inddoonexxia, Philippin), thứ 13 thế giới.
- Đánh giá:
+ Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: Gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy cần chú trọng đầu tư hơn nữa với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
- Có 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước ngoài; tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu.
*) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số nước ta tăng nhanh, bùng nổ dân số nửa cuối thế kỉ XX, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn; tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm cao nhất trong giai đoạn 1954 - 1960.
- Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình nhịp độ tăng dân số có giảm đi nhưng hiện nay môi năm tăng thêm 1,1 triệu người.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, có xu hướng già hóa ( năm 2005: tỷ lệ dân Dưới tuổi lao động: 27%., trong độ tuổi lao động: 64% trên độ tuổi lao động: 9%.)
* Tác động:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyễn dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thỗ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP bình quân đầu người còn thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 6:
23/07/2024Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do
Đáp án: A
Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hóa, nhiều nước, đất đai màu mỡ + cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, kinh tế phát triển => thu hút nhiều lao động => dân cư tập trung đông.
Câu 7:
01/12/2024Xu hướng già hóa của dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?
Đáp án đúng là : C
- Xu hướng già hóa của dân số nước ta không có biểu hiện tỉ lệ người từ 0-14 tăng.
- Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
- Cách giải: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang già đi biểu hiện ở :
+ Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 tuổi giảm và tỉ trọng nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng. -> tỉ lệ gia tăng dân số giảm. ->A,D đúng và C không đúng.
+ Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, trình độ y học ngày càng phát triển giúp cho tuổi thọ trung bình tăng. -> B đúng.
→ C đúng.A,C,D sai.
* Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Số dân nước ta là 84,2 triệu người (năm 2006); 97,4 triệu người (2020).
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
* Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.
- Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
- Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2017 như sau:
+ Từ 0 đến 14 tuổi: 25,2%.
+ Từ 15 đến 64 tuổi: 69,3%.
+ Từ 65 tuổi trở lên: 5,5%.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Câu 8:
23/07/2024Gia tăng dân số nhanh không dẫn đến hậu quả nào?
Đáp án đúng là: C
Gia tăng dân số nhanh không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mới là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn => “Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn” không phải hậu quả của gia tăng dân số nhanh.
C đúng
- A sai vì nó gây ra quá tải hạ tầng, dịch vụ công, việc làm và tài nguyên, đồng thời làm tăng gánh nặng an sinh xã hội và môi trường. Điều này cản trở phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống.
- B sai vì nhu cầu sử dụng đất, nước, năng lượng và các tài nguyên khác tăng cao, dẫn đến khai thác quá mức và ô nhiễm. Điều này gây ra sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường.
- D sai vì hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội không kịp phát triển, dẫn đến quá tải và thiếu hụt. Điều này làm giảm chất lượng các dịch vụ và điều kiện sống của người dân.
*) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số nước ta tăng nhanh, bùng nổ dân số nửa cuối thế kỉ XX, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn; tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm cao nhất trong giai đoạn 1954 - 1960.
- Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình nhịp độ tăng dân số có giảm đi nhưng hiện nay môi năm tăng thêm 1,1 triệu người.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, có xu hướng già hóa ( năm 2005: tỷ lệ dân Dưới tuổi lao động: 27%., trong độ tuổi lao động: 64% trên độ tuổi lao động: 9%.)
* Tác động:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyễn dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thỗ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP bình quân đầu người còn thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 9:
23/07/2024Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu do
Đáp án đúng là: C
Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do trong lịch sử xây dựng và mở rộng lãnh thổ, nước ta là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử từ phương Bắc, phía Tây và phía Nam di cư đến.
C đúng
- A sai vì sự giao lưu và di cư của nhiều dân tộc khác nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử, tạo nên thành phần dân tộc đa dạng.
- B sai vì do sự giao lưu, di cư và sinh sống của nhiều dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
- D sai vì tiếp thu và chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới là một hành động của con người, không phụ thuộc vào thành phần dân tộc mà phản ánh năng lực và ý chí của từng cá nhân và cộng đồng trong quá trình hội nhập văn hóa quốc tế.
*) Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Số dân nước ta là 84,2 triệu người (năm 2006); 97,4 triệu người (2020).
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
* Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
*) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
BIỂU ĐỒ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG BÌNH NĂM CỦA NƯỚC TA
QUA CÁC GIAI ĐOẠN
- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.
- Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Câu 10:
23/07/2024Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu do
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình hiểm trở nhiều núi cao chia cắt mạnh, lịch sử khai thác muộn, nền kinh tế còn chậm phát triển, lạc hậu. Đông Bắc thuận lợi hơn, địa hình trung du thuận lợi hơn cho định cư và sản xuất, giao thông đi lại thuận lợi hơn.
C đúng
- A, B sai vì do Tây Bắc có điều kiện sống khó khăn và ít thuận lợi hơn so với Đông Bắc, dẫn đến sự phân bố dân cư thưa thớt hơn.
- D sai vì do điều kiện phát triển kinh tế kém hơn và hạ tầng yếu, làm hạn chế sự tập trung dân cư.
*) So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồn: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều | Tây Bắc - Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 - 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam |
Các bộ phận địa hình |
- Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều - Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy - Giáp biên giới Việt - Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600m - Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m - Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam |
- Có 3 mạch núi chính: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt - Lào + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,... - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. - Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,... - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng |
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu |
Như vậy Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 11:
23/07/2024Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do
Đáp án đúng là: A
Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do chính sách phát triển kinh tế.
A đúng
- B sai vì những hủ tục này thường khuyến khích sinh nhiều con. Khi các hủ tục bị loại bỏ, nhận thức về kế hoạch hóa gia đình và quyền phụ nữ được nâng cao, dẫn đến giảm tỷ lệ sinh.
- C sai vì giúp hạn chế sinh đẻ theo kế hoạch, cung cấp thông tin giáo dục sinh sản, và cải thiện sức khỏe sinh sản. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ sinh và tăng cơ hội cho gia đình quyết định số con sinh ra.
- D sai vì giúp người dân hiểu hơn về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản và giảm thiểu tác động của sinh sản không kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ sinh và gia tăng sự lựa chọn trong việc sinh con.
*) Gia tăng dân số
a. Sự biến đổi dân số
- Hiện trạng:
+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao.
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
b. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
- Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
+ Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên thấp.
+ Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên cao.
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 12:
23/07/2024Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến
Đáp án đúng là: A
Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
A đúng
- B sai vì có thể dẫn đến các vấn đề như tăng áp lực đô thị hóa, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, và khó khăn trong quản lý nguồn lực, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
- C sai vì có thể dẫn đến sự tập trung dân cư quá mức tại các khu vực đô thị, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng. Điều này cần phải được quản lý và điều tiết để đảm bảo sự phân bố dân cư hợp lý và phát triển bền vững.
- D sai vì có thể dẫn đến sự tập trung dân cư không đồng đều giữa các khu vực, gây ra các vấn đề như thiếu hụt nguồn lực, áp lực lên hệ thống hạ tầng và môi trường sống. Việc quản lý và điều tiết phân bố dân cư là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng.
*) Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006), 315 người/km2 (2020).
a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Người/km2)
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).
- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/km2).
b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA
QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Năm 2020, dân số thành thị chiếm 35,9%, dân số nông thôn chiếm 64,1%.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (Nhận biết)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (Vận dụng)
-
6 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16 (có đáp án): Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (5931 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16 (có đáp án): Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (Phần 1) (562 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 (có đáp án): Lao động và việc làm (4963 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 (có đáp án): Đô thị hóa (3713 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm: Đô thị hóa (967 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm: Lao động và việc làm (592 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Lao động và việc làm (579 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 (có đáp án): Lao động và việc làm (Phần 2) (559 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí dân cư có đáp án (nhận biết - thông hiểu - vận dụng) (472 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 (có đáp án): Lao động và việc làm (Phần 3) (426 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 (có đáp án): Đô thị hóa (Phần 1) (415 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Đô thị hóa (411 lượt thi)