Câu hỏi:
23/07/2024 11,507Gia tăng dân số nhanh không dẫn đến hậu quả nào?
A. Tạo sức ép lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
C. Thay đổi cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn.
D. Ảnh hưởng của việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Gia tăng dân số nhanh không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mới là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn => “Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn” không phải hậu quả của gia tăng dân số nhanh.
C đúng
- A sai vì nó gây ra quá tải hạ tầng, dịch vụ công, việc làm và tài nguyên, đồng thời làm tăng gánh nặng an sinh xã hội và môi trường. Điều này cản trở phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống.
- B sai vì nhu cầu sử dụng đất, nước, năng lượng và các tài nguyên khác tăng cao, dẫn đến khai thác quá mức và ô nhiễm. Điều này gây ra sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường.
- D sai vì hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội không kịp phát triển, dẫn đến quá tải và thiếu hụt. Điều này làm giảm chất lượng các dịch vụ và điều kiện sống của người dân.
*) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số nước ta tăng nhanh, bùng nổ dân số nửa cuối thế kỉ XX, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn; tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm cao nhất trong giai đoạn 1954 - 1960.
- Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình nhịp độ tăng dân số có giảm đi nhưng hiện nay môi năm tăng thêm 1,1 triệu người.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, có xu hướng già hóa ( năm 2005: tỷ lệ dân Dưới tuổi lao động: 27%., trong độ tuổi lao động: 64% trên độ tuổi lao động: 9%.)
* Tác động:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyễn dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thỗ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP bình quân đầu người còn thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không hoàn toàn đúng với đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay?
Câu 2:
Phân bố dân cư không hợp lí đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của nước ta?
Câu 6:
Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do
Câu 7:
Tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
Câu 10:
Xu hướng già hóa của dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?