Câu hỏi:
23/07/2024 11,254Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu do
A. địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lịch sử khai thác muộn.
B. nhiều thiên tai, địa hình hiểm trở, có ít tài nguyên khoáng sản.
C. nền kinh tế còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo.
D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, là địa cư trú của nhiều dân tộc ít người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình hiểm trở nhiều núi cao chia cắt mạnh, lịch sử khai thác muộn, nền kinh tế còn chậm phát triển, lạc hậu. Đông Bắc thuận lợi hơn, địa hình trung du thuận lợi hơn cho định cư và sản xuất, giao thông đi lại thuận lợi hơn.
C đúng
- A, B sai vì do Tây Bắc có điều kiện sống khó khăn và ít thuận lợi hơn so với Đông Bắc, dẫn đến sự phân bố dân cư thưa thớt hơn.
- D sai vì do điều kiện phát triển kinh tế kém hơn và hạ tầng yếu, làm hạn chế sự tập trung dân cư.
*) So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồn: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều | Tây Bắc - Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 - 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam |
Các bộ phận địa hình |
- Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều - Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy - Giáp biên giới Việt - Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600m - Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m - Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam |
- Có 3 mạch núi chính: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt - Lào + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,... - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. - Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,... - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng |
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu |
Như vậy Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không hoàn toàn đúng với đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay?
Câu 2:
Phân bố dân cư không hợp lí đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của nước ta?
Câu 5:
Gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm không phải là do
Câu 7:
Tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
Câu 10:
Xu hướng già hóa của dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?