Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Nhận biết)
-
4133 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do
Đáp án: C
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do khai thác quá mức.
Câu 2:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta ?
Đáp án đúng là: C
Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn là phát biểu không đúng với tài nguyên rừng của nước ta.
DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
* Hiện trạng tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.
- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.
* Nguyên nhân
- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…
- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…
* Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
* Ý nghĩa
- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…
- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Câu 3:
23/07/2024Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật trong các là làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá.
D đúng
- A sai vì các biện pháp này nhằm bảo vệ lớp mặt đất, giảm thiểu sự mất mát đất và nước, cải thiện khả năng canh tác bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái của khu vực.
- B sai vì nó giúp củng cố đất, giảm thiểu sự mất mát do mưa rửa, cải thiện chất lượng đất và tăng tính bền vững của hệ thống canh tác nông nghiệp.
- C sai vì mưa rửa, duy trì độ ẩm và sinh thái của khu vực, cung cấp nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng cho hệ sinh thái và phát triển bền vững của vùng đồi núi.
*) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a) Hiện trạng
- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.
- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
b) Biện pháp
* Đồi núi
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
* Đồng bằng
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 4:
09/10/2024Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành
Đáp án đúng là : D
- Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Rừng rậm ,rừng thưa,có thể thuộc loại rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng tùy theo mục đích quản lý và bảo vệ.
→ A,B sai.
- Rừng tre nứa thuộc nhóm rừng sản xuất,rừng cây gỗ tùy mục đích có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như gỗ, tre nứa, dược liệu, hoặc các sản phẩm nông lâm nghiệp khác,hoặc rừng cây gỗ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái, giữ đất, hoặc bảo vệ nguồn nước, thì chúng có thể thuộc rừng phòng hộ.
→ C sai.
* Tài nguyên rừng
* Hiện trạng
Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.
- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.
* Nguyên nhân
- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…
- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…
* Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân
* Ý nghĩa
- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…
- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…
b) Đa dạng sinh học
* Hiện trạng
- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.
* Nguyên nhân
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.
- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.
- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).
* Biện pháp
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 5:
23/07/2024Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do
Đáp án đúng là: C
Hiện nay diện tích rừng nước ta đang bị thu hẹp chủ yếu do khai thác bừa bãi và cháy rừng.
C đúng
- A, B, D sai vì các hoạt động như phá rừng, khai thác lâm sản, chuyển đổi đất, và ô nhiễm môi trường đóng vai trò lớn hơn trong quá trình suy giảm diện tích rừng.
*) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
* Hiện trạng:
Diện tích rừng tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
+ Năm 1943: 70% diện tích rừng là rừng giàu.
+ Nay: 70% diện tích rừng là rừng nghèo và mới phục hồi.
* Nguyên nhân:
Khai thác rừng bừa bãi, nguyên nhân tự nhiên: Cháy rừng, sạt lở đất, lở núi…; nạn Du canh du cư, hậu quả chiến tranh.
* Biện pháp bảo vệ:
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 40 -> 45 - 50% (Vùng núi: 70 - 80%).
- Thực hiện các biện pháp quy hoạch và bảo vệ phát triển các loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dư trữ thiên nhiên và khu bảo tồn.
+ Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
- Triển khai luật bảo vệ phát triển rừng. Tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển kinh tế miền núi, giao đất giao rừng...
- Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu phủ xanh dc 43% diện tích và phục hồi cân bằng môi trường sinh thái Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 6:
23/07/2024Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông, ven biển là
Đáp án đúng là: D
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông, ven biển là tài nguyên hải sản bị giảm sút nghiêm trọng.
D đúng
- A sai vì biến đổi khí hậu không phải hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Biến đổi khí hậu là do sự gia tăng của khí nhà kính.
- B sai vì mưa axit không phải hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Mà có thể là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- C sai vì nô nhiễm nước ở vùng cửa sông và ven biển ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước và sinh vật trong môi trường nước chứ không gây ra cạn kiệt dòng chảy.
*) Sự đa dạng sinh học ở nước ta
- Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng và thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.
- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học:
+ Trong 14.500 loài thực vật có 500 loài bị mất dần, trong đó có 100 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Trong 300 loài thú có 96 loài bị mất dần, trong đó có 62 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Trong 830 loài chim có 57 loài bị mất dần, trong đó có 29 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Trong 400 loài bò sát lưỡng cư có 62 loài mất dần.
* Nguyên nhân:
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu sinh thái.
- Hậu quả của việc khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng ven sông, cửa biển dẫn đến nguồn tài nguyên dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt.
* Biện pháp bảo vệ:
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên:
+ Năm 1986 có 87 khu bảo tồn thiên nhiên với 7 vườn quốc gia.
+ Năm 1998 có 94 khu bảo tồn thiên nhiên với 12 vườn quốc gia, 18 khu bảo vệ môi trường, văn hóa - lịch sử.
+ Đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia được thành lập.
- Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
- Quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản như cấm khai thác gỗ quý, cấm săn bắt động vật trái phép, cấm dùng chất nổ đánh bắt cá…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 7:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta?
Đáp án đúng là: B
Diện tích đất chuyên dùng ngày càng ít là phát biểu không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước.
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a) Hiện trạng
- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.
- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
b) Biện pháp
* Đồi núi
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
* Đồng bằng
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Câu 8:
23/07/2024Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là
Đáp án đúng là: A
Ở vùng đồng bằng, diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng gần như tối đa và không thể mở rộng thêm được nữa do diện tích đã được sử dụng gần như tối đa và dân số ngày càng đông. Việc khai hoang mở rộng diện tích không khả thi và có thể gây ra những vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ cho phép tăng sản lượng nông nghiệp trên cùng một diện tích đất. Bằng cách này, có thể trồng nhiều vụ trong một năm, giúp đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của dân số đông. Ngoài ra, thâm canh tăng vụ bao gồm việc sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, quản lý đất đai hiệu quả và cải thiện các phương pháp tưới tiêu. Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
A đúng.
- B sai vì khai hoang mở rộng diện tích là không khả thi vì diện tích đất đã được sử dụng tối đa và việc mở rộng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.
- C sai vì cải tạo đất là cần thiết để nâng cao chất lượng đất và tăng năng suất, nhưng nếu không kết hợp với thâm canh và tăng vụ, hiệu quả sử dụng đất vẫn chưa được tối ưu.
- D sai vì chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp tối ưu hóa sử dụng đất nhưng cần kết hợp với các biện pháp khác như thâm canh và tăng vụ để đạt hiệu quả cao nhất.
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
a) Hiện trạng
- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.
- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
b) Biện pháp
* Đồi núi
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
* Đồng bằng
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 9:
23/07/2024Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp
Đáp án đúng là: A
- Trồng cây theo băng:
+ Tạo hệ thống rễ cây giúp giữ đất, hạn chế dòng chảy xói mòn.
+ Giảm tốc độ dòng chảy, tăng cường khả năng thẩm thấu nước của đất.
+ Góp phần bảo vệ và cải tạo đất.
- Làm ruộng bậc thang:
+ Chia nhỏ sườn dốc thành các bậc thang, giúp giảm tốc độ dòng chảy, hạn chế xói mòn.
+ Tăng cường khả năng giữ nước của đất.
+ Giúp tận dụng hiệu quả địa hình dốc để canh tác.
A đúng
- B sai vì bảo vệ rừng và đất rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, hạn chế xói mòn tuy nhiên, đây là biện pháp bảo vệ môi trường mang tính tổng thể, không phải biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trực tiếp trên đất dốc. Cần kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác khác để tăng hiệu quả chống xói mòn.
- C sai vì việc ngăn chặn nạn du canh, du cư góp phần bảo vệ tài nguyên đất, tránh phá rừng làm rẫy, nương, dẫn đến đất bị xói mòn nghiêm trọng nhưng đây là biện pháp mang tính quản lý chung, không phải biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trực tiếp trên đất dốc.
- D sai vì đây là biện pháp cần thiết để đưa đất vào sử dụng, nhưng không phải là kỹ thuật canh tác trên đất dốc.
* Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác sau:
- Trồng cây che phủ đất:
+ Trồng các loại cây che phủ đất như cây họ đậu, cỏ vetiver, cây bụi.
+ Giúp giữ ẩm và bảo vệ bề mặt đất khỏi tác động của mưa.
- Canh tác theo đường đồng mức:
+ Cày và trồng cây theo đường đồng mức thay vì theo chiều dốc.
+ Tạo ra các rãnh và hàng cây ngăn chặn nước chảy nhanh, giảm xói mòn.
- Trồng cây dọc theo bờ ruộng:
+ Trồng cây rào dọc theo bờ ruộng để tạo hàng rào chắn tự nhiên.
+ Các loại cây như cây ăn quả, cây gỗ, cây bụi có rễ sâu giúp cố định đất.
- Xây dựng bậc thang canh tác:
+ Tạo ra các bậc thang trên sườn đồi để trồng cây.
+ Giảm tốc độ dòng chảy của nước, hạn chế xói mòn.
- Sử dụng mùn hữu cơ và phân xanh:
+ Bổ sung mùn hữu cơ và phân xanh để cải thiện cấu trúc đất.
+ Tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, giảm thiểu xói mòn.
- Áp dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp:
+ Trồng xen canh các loại cây lương thực, cây ăn quả và cây gỗ.
+ Cung cấp bóng mát, giữ đất và tạo điều kiện sinh thái bền vững.
- Quản lý nước tưới tiêu hợp lý:
+ Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa để kiểm soát lượng nước.
+ Hạn chế tình trạng ngập úng và rửa trôi đất.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 10:
23/07/2024Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta?
Đáp án đúng là: D
Các biện pháp được nhắc ở trên đều được sử dụng để bảo vệ tài nguyên rừng, đất đai và chống xói mòn. Trong đó:
+ Làm ruộng bậc thang: Bằng cách chia đất thành các tầng bậc, làm ruộng bậc thang giúp giảm thiểu lượng nước chảy trực tiếp xuống đất, từ đó giảm thiểu sự xói mòn của đất.
+ Cải tạo đất hoang: Trong quá trình cải tạo đất hoang, các phương tiện như gieo trồng cây xanh, phân bón hữu cơ, và xây dựng hệ thống thoát nước được áp dụng để tạo ra một môi trường đất đai phong phú và ổn định. Điều này không chỉ giúp giảm sự mòn trên bề mặt đất mà còn cải thiện chất lượng đất, tăng cường khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng.
+ Trồng cây theo băng: Bao gồm việc trồng cây thành từng băng ngang trên độ dốc của đất, tạo ra một hệ thống cây cỏ bao phủ bề mặt đất. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự mòn của đất và giữ chặt đất lại.
+ Giảm đồi núi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp: Kết hợp việc trồng cây cỏ bao phủ bề mặt đất với việc trồng cây lâu năm có thể giúp tạo ra một lớp phủ bảo vệ đất hiệu quả. Các loại cây cỏ như cỏ lúa, cỏ lương, hoặc cây bụi có tính chất gây rễ sâu sẽ giữ chặt đất và ngăn chặn sự mòn. Đồng thời, việc trồng cây lâu năm như cây gỗ sẽ cung cấp một lớp bảo vệ dày đặc và cung cấp nhiều lợi ích sinh thái hơn cho khu vực.
+ Việc đào hố vảy cá có thể giúp tạo ra các hố chứa nước, giúp hấp thụ lượng nước lớn khi có mưa và giảm áp lực lên đất. Điều này có thể giúp giảm thiểu lượng nước chảy trực tiếp xuống đất và từ đó giảm nguy cơ xói mòn.
Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi hiệu quả nhất là áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp.
D đúng.
* Biện pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất miền núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 11:
23/07/2024Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là
Đáp án đúng là: A
Vùng nông nghiệp thường diễn ra tình trạng khô hạn và ô nhiễm, suy thoái do canh tác quá mức cho phép và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu do tình trạng tăng dân số, nhu cầu lương thực ngày câng cao nên việc khai thác sử dụng đất trong năm rất cao, nhiểu nơi khai thác đất rất triệt để, trong lúa 7 vụ/ 2 năm….Từ đó đã đưa đến sự bạc màu về mặt lý hóa học và dinh dưỡng trong đất. Hiện nay có khoảng 500 triệu ha đất trên thể giới đã bị suy thoái dưới dạng này. Khi đất bị suy thoái sẽ mất độ màu mỡ tự nhiên quan trọng. Bên canh dó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm giảm diện tích dất một cách đáng kể; cùng với quá trình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, sử dung một luợng lớn phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật đã khiển đất bị ô nhiễm trầm trọng, mất đi độ phì nhiêu, khả năng tự lọc sạch của đất,...dẫn đến hàng loat các vấn đề như: các hệ sinh vật đất thay đổi, giảm đa dạng loài, giảm mật độ vi sinh vật dất, năng suất cây trồng giảm… Do đó, để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là canh tác hợp lí, chống ô nhiễm đất đai do hóa chất nông nghiệp gây ra.
A đúng.
- B, C, D sai vì biện pháp nông - lâm kết hợp, tổ chức định canh, định cư cho người dân và thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc đều là những biện pháp được sử dụng ở các vùng đồi núi nhắm đẩy mạnh bảo vệ rừng, trồng rừng, giảm diện tích đất trồng và đồi trọc.
* Biện pháp bảo vệ và sử dụng tài nguyên đất:
- Đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
- Đồng bằng:
+ Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
+ Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 12:
23/07/2024Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là
Đáp án đúng là: A
Rừng phòng hộ có vai trò cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Ngoài ra, rừng phòng hộ như một bộ lọc tự nhiên cho nguồn nước giúp duy trì dòng chảy của sông và nguồn cung cấp cho con người và động vật, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxy vào môi trường. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Vì thế biện pháp bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là: có kế hoạch, biện ơhaps bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
A đúng.
* Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Vận dụng)
-
6 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (4132 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 1) (449 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 2) (466 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 3) (351 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (484 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (4182 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 2) (500 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 1) (455 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (382 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (308 lượt thi)