Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Thông hiểu)

  • 4067 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/08/2024

Hoạt động nông nghiệp nào sau đây có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Hoạt động nông nghiệp Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học,có nguy cơ cao dẫn tới ô nhiễm đất.

 - Quá trình thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp cùng với việc bón nhiều phân bón hóa học đã làm cho đất bị chai, nghèo hữu cơ, mất cân bằng dinh dưỡng, môi trường đất bị ô nhiễm và suy thoái

→ A sai

- Quá trình glây xảy ra trong đất lâu ngày, kết cấu bị phá hủy, đất trở nên nhão nhoét toàn phẫu diện, phản ứng đất rất chua, hàm lượng mùn rất giàu, đạm giàu, lân tổng số trung bình, nhưng lân dễ tiêu nghèo, trong đất chứa rất nhiều chất độc có hại cho cây trồng.

→ B sai

- Việc canh tác không hợp lí trên các vùng đất dốc làm cho tài nguyên đất của nước ta bị xói mòn.

→ D sai.

* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

a) Hiện trạng

- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.

- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.

- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.

b) Biện pháp

* Đồi núi

- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.

- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.

- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

* Đồng bằng

- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích  đất nông nghiệp.

- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu,  nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

 

             


Câu 2:

28/08/2024

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Nam Bộ giảm nhanh trong những năm gần đây là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta, đặc biệt vùng Nam Bộ bị thu hẹp đi rất nhiều chủ yếu là do con người phá rừng để chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá (một phần do cháy rừng)...

- Các đáp án khác chưa phải là nguyên nhân chính,dẫn đến Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta, đặc biệt vùng Nam Bộ bị thu hẹp.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

a) Tài nguyên rừng

* Hiện trạng

Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.

- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.

* Nguyên nhân

- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…

- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

* Biện pháp

- Nâng độ che phủ rừng của cả  nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:

+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

* Ý nghĩa

- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…

- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…

b) Đa dạng sinh học

* Hiện trạng

- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.

* Nguyên nhân

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.

- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.

- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).

* Biện pháp

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.

- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

 

 


Câu 3:

03/11/2024

Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản bị giảm sút rõ rệt do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta, đặc biệt là hải sản bị suy giảm rõ rệt là do hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.

→ A đúng 

- B sai vì dịch bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến một số loài nhất định và trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức, vì chúng có tác động liên tục và trên diện rộng, ảnh hưởng lâu dài đến toàn bộ hệ sinh thái dưới nước.

- C sai vì dịch bệnh và thời tiết thất thường có thể gây suy giảm nguồn hải sản nhưng chỉ trong ngắn hạn và cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức, vì chúng gây ảnh hưởng lâu dài và trên diện rộng, làm suy thoái toàn bộ hệ sinh thái dưới nước.

- D sai vì thời tiết thất thường và khai thác quá mức có ảnh hưởng đến nguồn hải sản, nhưng nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm rõ rệt vẫn là ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước tác động liên tục và trên diện rộng, làm suy thoái hệ sinh thái dưới nước và ảnh hưởng lâu dài đến sinh vật.

Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là hải sản, đang suy giảm nghiêm trọng chủ yếu do ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức. Ô nhiễm từ các nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đã làm suy giảm chất lượng nước, gây ra cái chết của nhiều loài sinh vật hoặc làm thay đổi hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của hải sản.

Ngoài ra, việc khai thác quá mức, bao gồm sử dụng các phương pháp đánh bắt không bền vững như lưới cào, lưới vây hoặc sử dụng hóa chất, làm giảm nhanh chóng số lượng các loài hải sản. Khi khai thác vượt quá mức tự nhiên có thể phục hồi, các quần thể sinh vật không kịp tái tạo, dẫn đến suy kiệt nguồn lợi hải sản.

Sự kết hợp của ô nhiễm và khai thác quá mức tạo thành vòng luẩn quẩn, khi hệ sinh thái biển suy yếu khiến hải sản dễ bị tổn thương hơn trước các tác động của môi trường. Do đó, việc bảo vệ môi trường nước và áp dụng biện pháp khai thác bền vững là cần thiết để phục hồi và duy trì nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Câu 4:

01/11/2024

Tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

*Tìm hiểu thêm: "Tài nguyên rừng"

* Hiện trạng

Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.

- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.

* Nguyên nhân

- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…

- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

* Biện pháp

- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:

+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

* Ý nghĩa

- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…

- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…


Câu 5:

23/07/2024

Biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Xói mòn làm mất lớp đất mặt màu mỡ: Ở khu vực đồi núi, xói mòn do mưa và gió cuốn trôi đất mặt, khiến đất mất đi dinh dưỡng quan trọng.

D đúng 

- A sai vì nhiễm mặn chủ yếu xảy ra ở vùng ven biển và đồng bằng: khu vực đồi núi thường không bị nhiễm mặn do xa biển và có địa hình cao.

- B sai vì nhiễm phèn chủ yếu xảy ra ở vùng đất thấp và ngập nước: khu vực đồi núi thường không bị nhiễm phèn do địa hình cao và thoát nước tốt.

- C sai vì gây hóa thường xảy ra ở các vùng đất thấp và đồng bằng: khu vực đồi núi không thường xuyên gặp phải vấn đề gây hóa do địa hình cao và khả năng thoát nước tốt.

*)Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

 Hiện trạng

- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.

- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.

- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.

 Biện pháp

* Đồi núi

- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.

- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.

- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

* Đồng bằng

- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Câu 6:

07/08/2024

Biện pháp bảo vệ nào sau đây được thực hiện với cả ba loại rừng ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân được thực hiện đối với cả 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

C đúng  

- A sai vì nó chủ yếu áp dụng cho các khu vực rừng phục hồi và không trực tiếp giải quyết việc bảo vệ các loại rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng. Các biện pháp bảo vệ khác như quản lý và bảo tồn là cần thiết cho sự duy trì và bảo vệ toàn diện các loại rừng khác nhau.

- B sai vì vườn quốc gia chỉ tập trung vào các khu vực cụ thể và không bao gồm toàn bộ các loại rừng khác như rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Cần có các biện pháp bảo vệ bổ sung cho các loại rừng khác để đảm bảo bảo tồn toàn diện.

- D sai vì nó chủ yếu tập trung vào việc cải thiện chất lượng rừng sản xuất, trong khi các loại rừng đặc dụng và phòng hộ yêu cầu các biện pháp bảo vệ khác như quản lý bảo tồn và ngăn chặn xâm hại.

*) Tài nguyên rừng

DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

* Hiện trạng

Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.

- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.

* Nguyên nhân

- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…

- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

* Biện pháp

- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:

+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Vườn quốc gia Cúc Phương - Vườn quốc gia đầu tiên của nước ta

* Ý nghĩa

- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…

- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Câu 7:

21/10/2024

Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta không biểu hiện ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Tốc độ sinh trưởng sinh vật không phải biểu hiện của sự suy giảm tính đa dạng sinh học.

*Tìm hiểu thêm: "Đa dạng sinh học"

* Hiện trạng

- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.

* Nguyên nhân

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.

- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.

- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).

* Biện pháp

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.

- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

 


Câu 8:

12/10/2024

Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là biến đổi khí hậu vì các nguyên nhân còn lại đều chủ yếu do con người tạo nên.

B đúng 

- A sai vì đây là hoạt động kinh tế của con người, gây tác động trực tiếp như phá rừng, khai hoang, và sử dụng hóa chất, chứ không phải yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu hay thiên tai.

- C sai vì đây là hành động do con người gây ra, không thuộc các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu hay thiên tai gây suy giảm đa dạng sinh học.

- D sai vì đây là hoạt động do con người gây ra, không liên quan đến các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu hay sự thay đổi môi trường tự nhiên.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân tự nhiên quan trọng làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở Việt Nam. Sự thay đổi khí hậu dẫn đến những biến đổi trong nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng, gây ra mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài động, thực vật. Những hiện tượng như bão lũ, hạn hán, và nắng nóng kéo dài có thể phá hủy hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, và rạn san hô – những nơi có tính đa dạng sinh học cao. Các loài không thích nghi kịp với những biến đổi này dễ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, làm giảm sự phong phú về giống loài và hệ sinh thái.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân tự nhiên quan trọng làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, môi trường sống của nhiều loài sinh vật bị thay đổi đột ngột, dẫn đến sự biến mất hoặc di chuyển của các loài. Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán và ngập mặn cũng gia tăng, làm hủy hoại môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu làm thu hẹp các vùng đất thấp ven biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, các vùng đầm lầy và rạn san hô, gây suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Câu 9:

23/10/2024

Biện pháp nào sau đây không để bảo vệ đa dạng sinh học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Biện pháp không liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học là “Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp” vì đây là biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.

*Tìm hiểu thêm: "Đa dạng sinh học"

* Hiện trạng

- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.

* Nguyên nhân

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.

- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.

- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).

* Biện pháp

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.

- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.


Câu 10:

23/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở nước ta bị chua?

Xem đáp án

Đáp án: D

Mưa nhiều, rửa trôi các chất ba dơ là nguyên nhân chủ yếu làm cho đất feralit ở nước ta bị chua.


Câu 11:

23/07/2024

Biện pháp chủ yếu trong sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở Bắc Trung Bộ hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, gây hoang mạc hóa diễn ra mạnh nhất là khi mất rừng phòng hộ, chính vì vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp là chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn bằng các biện pháp như trồng rừng phòng hộ ven biển để bảo vệ diện tích đất phù sa vốn đã ít lại không được màu mỡ.

B đúng. 

- A sai vì đắp đê ngăn lũ, ngập lụt là biện pháp quan trọng để bảo vệ đất và tài sản khỏi lũ lụt, nhưng nó không trực tiếp liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp. Thay vào đó, đắp đê ngăn lũ thường là một phần của quản lý rủi ro thiên tai và bảo vệ hạ tầng tại các vùng Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông và vùng trũng.

- C sai vì đây là biện pháp phòng chống lũ quét tại các vùng núi.

- D sai vì khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản đây là một biện pháp sử dụng tài nguyên nước, không trực tiếp liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp. Nuôi trồng thủy sản tập trung vào mặt nước và không giải quyết vấn đề quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

* Biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên đất:

- Đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

- Đồng bằng:

+ Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

+ Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải Địa lí 12 Bài 5 (Kết nối tri thức): Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

 


Câu 12:

23/07/2024

Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do

Xem đáp án

Đáp án: A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có địa hình thấp nhất nước ta nên nguyên nhân chính gây ngập lụt ở vùng này chủ yếu do mưa lớn kết hợp với triều cường.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương