Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Vận dụng)
-
4066 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu làm cho thủy sản chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung nước ta trong năm 2016 là
Đáp án: C
Ngày 30 tháng 6 năm 2016, Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép.
Câu 2:
23/07/2024Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: C
Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu. Một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn; có một mùa khô sâu sắc.
C đúng
- A sai vì do ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa, đặc biệt là trong việc quản lý và phòng chống lũ lụt.
- B sai vì do có thể được cải tạo và phát triển nông nghiệp hiệu quả thông qua các phương pháp lâm nghiệp và phân bón hóa học. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn vẫn là sự ảnh hưởng của lũ lụt và biến đổi khí hậu.
- D sai vì có thể quản lý và khai thác để tối ưu hóa việc sản xuất nông nghiệp và hạ tầng đô thị, mặc dù vẫn cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường và bảo vệ nguồn nước.
*) Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
a. Thế mạnh
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Mặc dù là đất phù sa nhưng tính chất đa dạng, phức tạp (có 3 nhóm chính):
+ Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha rất màu mỡ. Phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: 1,6 triệu ha. Phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha. Phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
+ Các loại đất khác khoảng 40 vạn ha. Phân bố rải rác.
- Khí hậu: Cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa rung bình năm lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng V – XI): thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt chia cắt đồng bằng thành các ô => Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.
b. Hạn chế
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước về mùa khô.
- Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
- Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…
- Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 3:
30/07/2024Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là : B
Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cân bằng sinh thái, ngoài ra rừng ở ĐBSCL (chủ yếu là rừng ngập mặn) có tác dụng ngăn chặn xâm nhập mặn, giảm tác động của sóng, bảo vệ đê điều, giữ đất, tránh xói lở đất đai, giữ nước ngầm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng. Các sản phẩm từ rừng như gỗ, trái cây, hạt, lá, cỏ.. đóng vai trò quan trong trong đời sống và kinh tế của con người.
→ A sai
Nông lâm kết hợp hay nông lâm nghiệp là một hệ thống quản lý sử dụng đất, trong đó cây hàng năm, cây bụi, cây thân thảo được trồng xung quanh hoặc xen giữa các cây trồng lâu năm, cũng có thể kết hợp đồng cỏ hoặc chăn nuôi.
→ C sai
Cây rừng ngập mặn được trồng quanh bờ ao nuôi thủy sản để rễ cây cải thiện môi trường nguồn nước và giữ bờ.
→ D sai
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a) Tài nguyên rừng
* Hiện trạng
Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.
- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.
* Nguyên nhân
- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…
- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…
* Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân
Ý nghĩa
- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…
- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 4:
23/07/2024Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
Đáp án đúng là: D
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
D đúng
- A sai vì sự suy giảm này chủ yếu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hoạt động con người như xây dựng và phát triển kinh tế.
- B sai vì sự suy giảm này chủ yếu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hoạt động con người như khai thác mặn, xây dựng đê điều và phát triển kinh tế.
- C sai vì điều này thường do khai thác mặn, phá rừng để lấy đất thổ cư, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển kinh tế.
*) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
* Hiện trạng:
Diện tích rừng tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
+ Năm 1943: 70% diện tích rừng là rừng giàu.
+ Nay: 70% diện tích rừng là rừng nghèo và mới phục hồi.
* Nguyên nhân:
Khai thác rừng bừa bãi, nguyên nhân tự nhiên: Cháy rừng, sạt lở đất, lở núi…; nạn Du canh du cư, hậu quả chiến tranh.
* Biện pháp bảo vệ:
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 40 -> 45 - 50% (Vùng núi: 70 - 80%).
- Thực hiện các biện pháp quy hoạch và bảo vệ phát triển các loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dư trữ thiên nhiên và khu bảo tồn.
+ Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng.
- Triển khai luật bảo vệ phát triển rừng. Tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển kinh tế miền núi, giao đất giao rừng...
- Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu phủ xanh dc 43% diện tích và phục hồi cân bằng môi trường sinh thái Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 5:
23/07/2024Nguyên nhân nào sau đây làm cho lũ ở đồng bằng duyên hải miền Trung lên nhanh?
Đáp án đúng là: B
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lũ lên nhanh ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Khi có mưa lớn tại các vùng đồi núi, nước mưa sẽ dồn về các con sông, làm tăng đột ngột lượng nước trên sông. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng lũ lên nhanh và mạnh.
B đúng.
- A sai vì sông ngắn và dốc có thể làm cho dòng chảy nhanh hơn, tuy nhiên, để lũ lên nhanh cần phải có lượng nước lớn đột ngột đổ về sông. Sự ngắn và dốc của sông chỉ là yếu tố phụ, không phải nguyên nhân chủ yếu.
- C sai vì mực nước biển dâng cao có thể làm tăng áp lực cho hệ thống thoát nước ở vùng ven biển, nhưng điều này không gây ra lũ lớn trên sông trong thời gian ngắn. Thường mực nước biển dâng cao là một vấn đề kéo dài, ảnh hưởng dài hạn hơn đến hệ thống thoát nước.
- D sai vì đầm phá có thể gây ra những vấn đề trong việc thoát nước trong các khu vực đồng bằng, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ lên nhanh. Để lũ lên nhanh, cần có yếu tố kích hoạt như mưa lớn ở nguồn sông.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm
- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa; Số giờ nắng nhiều.
- Tài nguyên đất:
+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Tài nguyên biển: vùng biển có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Tài nguyên rừng: rừng có nhiều gỗ, tầm hương, kì nam, sâm quy,…
- Tài nguyên khoáng sản: cát thủy tinh, vàng, ti tan -> phát triển công nghiệp khai khoáng.
Khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Tự nhiên:
+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa. Tình trạng thiếu nước, hạn hán xảy ra phổ biến.
+ Các sông có lũ lên nhanh nhưng lại rất cạn về mùa khô.
+ Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay cát lấn,…
+ Đất đai kém màu mỡ hạn chế cho phát triển nông nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh.
+ Vùng có nhiều dân tộc ít người, trình độ phát triển không đồng đều.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 6:
23/07/2024Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là
Đáp án: A
Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là do sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
a) Hiện trạng
- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.
- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
b) Biện pháp
* Đồi núi
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
* Đồng bằng
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Nhận biết)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (4065 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 1) (441 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 2) (462 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 3) (345 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (474 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (4159 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 2) (492 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 1) (449 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (371 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (302 lượt thi)