Câu hỏi:
23/07/2024 18,901Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu.
B. một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn; có một mùa khô sâu sắc.
D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; bề mặt đồng bằng bị cắt xẻ lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu. Một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn; có một mùa khô sâu sắc.
C đúng
- A sai vì do ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa, đặc biệt là trong việc quản lý và phòng chống lũ lụt.
- B sai vì do có thể được cải tạo và phát triển nông nghiệp hiệu quả thông qua các phương pháp lâm nghiệp và phân bón hóa học. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn vẫn là sự ảnh hưởng của lũ lụt và biến đổi khí hậu.
- D sai vì có thể quản lý và khai thác để tối ưu hóa việc sản xuất nông nghiệp và hạ tầng đô thị, mặc dù vẫn cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường và bảo vệ nguồn nước.
*) Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
a. Thế mạnh
- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Mặc dù là đất phù sa nhưng tính chất đa dạng, phức tạp (có 3 nhóm chính):
+ Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha rất màu mỡ. Phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: 1,6 triệu ha. Phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha. Phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
+ Các loại đất khác khoảng 40 vạn ha. Phân bố rải rác.
- Khí hậu: Cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa rung bình năm lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng V – XI): thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt chia cắt đồng bằng thành các ô => Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.
b. Hạn chế
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước về mùa khô.
- Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
- Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…
- Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là
Câu 2:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho lũ ở đồng bằng duyên hải miền Trung lên nhanh?
Câu 3:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho thủy sản chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung nước ta trong năm 2016 là
Câu 4:
Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Câu 5:
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do