Câu hỏi:

23/07/2024 6,442

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông, ven biển là

A. biến đổi khí hậu.

B. mưa axit.

C. cạn kiệt dòng chảy.

D. hải sản giảm sút.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông, ven biển là tài nguyên hải sản bị giảm sút nghiêm trọng.

D đúng 

- A sai vì biến đổi khí hậu không phải hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Biến đổi khí hậu là do sự gia tăng của khí nhà kính.

- B sai vì mưa axit không phải hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Mà có thể là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- C sai vì nô nhiễm nước ở vùng cửa sông và ven biển ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước và sinh vật trong môi trường nước chứ không gây ra cạn kiệt dòng chảy.

*) Sự đa dạng sinh học ở nước ta

- Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng và thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.

- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học:

+ Trong 14.500 loài thực vật có 500 loài bị mất dần, trong đó có 100 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Trong 300 loài thú có 96 loài bị mất dần, trong đó có 62 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Trong 830 loài chim có 57 loài bị mất dần, trong đó có 29 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Trong 400 loài bò sát lưỡng cư có 62 loài mất dần.

* Nguyên nhân:

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu sinh thái.

- Hậu quả của việc khai thác quá mức.

- Ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng ven sông, cửa biển dẫn đến nguồn tài nguyên dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt.

* Biện pháp bảo vệ:

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên:

+ Năm 1986 có 87 khu bảo tồn thiên nhiên với 7 vườn quốc gia.

+ Năm 1998 có 94 khu bảo tồn thiên nhiên với 12 vườn quốc gia, 18 khu bảo vệ môi trường, văn hóa - lịch sử.

+ Đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia được thành lập.

- Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

- Quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản như cấm khai thác gỗ quý, cấm săn bắt động vật trái phép, cấm dùng chất nổ đánh bắt cá…

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta ?

Xem đáp án » 23/07/2024 79,035

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 54,759

Câu 3:

Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 31,969

Câu 4:

Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là

Xem đáp án » 23/07/2024 30,941

Câu 5:

Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là

Xem đáp án » 23/07/2024 24,870

Câu 6:

Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp

Xem đáp án » 23/07/2024 24,076

Câu 7:

Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 22,970

Câu 8:

Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là

Xem đáp án » 23/07/2024 19,237

Câu 9:

Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do

Xem đáp án » 23/07/2024 15,549

Câu 10:

Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành

Xem đáp án » 09/10/2024 9,497

Câu 11:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do

Xem đáp án » 23/07/2024 728