Câu hỏi:
09/10/2024 9,662Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành
A. rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng thưa.
B. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm.
C. rừng sản xuất, rừng tre nứa, rừng cây gỗ.
D. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Rừng rậm ,rừng thưa,có thể thuộc loại rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng tùy theo mục đích quản lý và bảo vệ.
→ A,B sai.
- Rừng tre nứa thuộc nhóm rừng sản xuất,rừng cây gỗ tùy mục đích có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như gỗ, tre nứa, dược liệu, hoặc các sản phẩm nông lâm nghiệp khác,hoặc rừng cây gỗ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái, giữ đất, hoặc bảo vệ nguồn nước, thì chúng có thể thuộc rừng phòng hộ.
→ C sai.
* Tài nguyên rừng
* Hiện trạng
Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.
- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.
* Nguyên nhân
- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…
- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…
* Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:
+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân
* Ý nghĩa
- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…
- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…
b) Đa dạng sinh học
* Hiện trạng
- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.
* Nguyên nhân
- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.
- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.
- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).
* Biện pháp
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên rừng của nước ta ?
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta?
Câu 3:
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi nước ta?
Câu 4:
Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là
Câu 5:
Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta là
Câu 6:
Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi, về mặt kĩ thuật canh tác cần thực hiện biện pháp
Câu 7:
Để hạn chế xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi cần thực hiện biện pháp kỹ thuật canh tác nào sau đây?
Câu 8:
Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là
Câu 10:
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở vùng cửa sông, ven biển là
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm nhanh là do