Trang chủ Lớp 10 Toán Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tìm tổng của hai hay nhiều vectơ có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2: Tìm tổng của hai hay nhiều vectơ có đáp án

Dạng 1: Tìm tổng của hai hay nhiều vectơ có đáp án

  • 1018 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

14/07/2024

Cho O là trung điểm của AB. Ta có: AB+OA=?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Áp dụng tính chất giao hoán và quy tắc ba điểm cho ba điểm A, O, B ta có:

AB+OA=OA+AB=OB.


Câu 2:

22/07/2024

Cho 4 điểm A, B, C, D. Ta có: AB+BD=?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Áp dụng quy tắc ba điểm cho ba điểm A, D, B ta có: AB+BD=AD.

Áp dụng quy tắc ba điểm cho ba điểm A, D, C ta có: AC+CD=AD.

Vậy AB+BD=AC+CD.


Câu 3:

13/07/2024

Cho các điểm A, B, C phân biệt. Đẳng thức nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Áp dụng tính chất giao hoán và quy tắc ba điểm cho ba điểm A, C, B ta có: CB+AC=AC+CB=AB

Vậy AB=CB+AC.


Câu 4:

15/07/2024

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Khi đó, OA+BO=?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Khi đó, vecto OA+ vecto BO=? (ảnh 1)

Áp dụng tính chất giao hoán và quy tắc ba điểm cho ba điểm A, O, B ta có:  OA+BO=BO+OA=BA.

Xét hình bình hành ABCD có: BA=CD

Vậy OA+BO=CD


Câu 5:

21/07/2024

Cho hình vuông ABCD tâm O. Khi đó: AB+AD=?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Cho hình vuông ABCD tâm O. Khi đó: vecto AB+ AD=? (ảnh 1)

Áp dụng quy tắc hình bình hành cho hình vuông ABCD có: AB+AD=AC.


Câu 6:

12/07/2024

Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Đẳng thức nào sau đây đúng.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Ta có:

AB+CD+FA+BC+EF+DE

=AB+BC+CD+DE+EF+FA

=AC+CE+EA

=AC+CE+EA

=AE+EA

=AA=0

Vậy AB+CD+FA+BC+EF+DE=0.


Câu 7:

12/07/2024

Cho các điểm M, N, P, Q, R. Tính MN+PQ+RN+NP+QR = ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Ta có:

MN+PQ+RN+NP+QR

=MN+NP+PQ+QR+RN

=MP+PR+RN

=MP+PR+RN

=MR+RN=MN

Vậy MN+PQ+RN+NP+QR=MN.


Câu 8:

10/10/2024

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

*Phương pháp giải:

Dùng định nghĩa tổng của hai vectơ, quy tắc ba điểm về tổng, quy tắc hình bình hành và các tính chất của tổng các vectơ. 

*Lời giải:

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Khẳng định nào sau đây là đúng ? (ảnh 1)

Ta có: AB=DC (do ABCD là hình bình hành)

Do đó: AB+CA=DC+CA=DA

 *Một số lý thuyết và dạng bài tập về tổng hai vectơ:

a) Lý thuyết: Tổng của hai vectơ

Cho hai vectơ a  b. Từ một điểm A tùy ý, lấy hai điểm B, C sao cho AB=a,  BC=b. Khi đó AC được gọi là tổng của hai vectơ a và b và được kí hiệu là a+b.

Vậy a+b=AB+BC=AC.

Phép toán tìm tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.

Quy tắc ba điểm

Với ba điểm M, N, P, ta có MN+NP=MP.

Chú ý: Khi cộng vectơ theo quy tắc ba điểm, điểm cuối của vectơ thứ nhất phải là điểm đầu của vectơ thứ hai.

Quy tắc hình bình hành

Nếu OACB là hình bình hành thì ta có OA+OB=OC.

b) Dạng bài tập

- Tính tổng hai vectơ 

- Tính tích của vectơ với một số

- Phân tích vectơ

- Tọa độ vectơ, tọa độ một điểm

- Quy tắc trung điểm, trọng tâm, quy tắc hình bình hành vectơ

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết

Trắc nghiệm Tổng hiệu của hai vecto có đáp án – Toán lớp 10

75 câu trắc nghiệm Vectơ nâng cao

Tổng và hiệu của hai vectơ và cách giải bài tập (2024) chi tiết nhất 


Câu 9:

17/07/2024

Cho 4 điểm A, B, C, D. Ta có: AB+CD+DA+BC=?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Ta có:

AB+CD+DA+BC

=AB+BC+CD+DA

=AC+CA=AA=0

Vậy AB+CD+DA+BC=0.


Câu 10:

21/07/2024

Cho hình bình hành ABCD, M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Khi đó, AD+MB+NA=?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Cho hình bình hành ABCD, M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Khi đó, (ảnh 1)

Do ABCD là hình bình hành nên AD // BC, AD = BC.

M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC nên ta suy ra được:

AB = MN = DC, AM = MD = BN = NC, MN // AB // DC

Xét tam giác AMB và tam giác MDN có:

AM = MD

AB = MN

MAB^=DMN^ (hai góc đồng vị do MN // AB )

Do đó, tam giác AMB và tam giác MDN bằng nhau

MB = DN (1) và AMB^=MDN^ (2)

Từ (2) ta suy ra MB // DN (3)

Từ (1) và (3) ta suy ra: MB=DN

Ta có: AD+MB+NA=AD+DN+NA=AD+DA=AA=0.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương