Trang chủ Lớp 11 Văn Giải SBT Ngữ văn 11 KNTT Bài 2. Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Giải SBT Ngữ văn 11 KNTT Bài 2. Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Giải SBT Ngữ văn 11 KNTT Bài 2. Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

  • 400 lượt thi

  • 54 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Đọc lại bài thơ Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét, sắc thái cụ thể nào?

Xem đáp án

Trả lời:

- Trong ngữ cảnh của bài thơ, “đồng” là từ mang nghĩa khái quát, chỉ chung thế giới bên ngoài nhà lao, trong đó đậm nét nhất là hình ảnh đồng ruộng quê hương và những con người lao khổ gắn bó với đồng ruộng ấy.

+ Đường nét và sắc thái: “gió cồn thơm”, “đất nhả mùi”, “ruồng tre mát”, “ô mạ xanh mơn mởn”, “nương khoai sắn ngọt bùi”, con đường quen thuộc, “xóm nhà tranh thấp”, “trưa hiu quạnh”, “lưng cong luống cày”, “bùn nức hương ngây”, “những bàn tay vãi giống”, “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác”, “tiếng xe lùa nước”, “giọng hò não nùng”, “mẹ già đơn chiếc”, “hồn thân chất phác dãi dày mưa gió”,...


Câu 2:

14/07/2024
Bạn có nhận xét gì về sự biến đổi của những hình ảnh trong kí ức được tái hiện lần lượt qua các khổ thơ?
Xem đáp án

Trả lời:

- Những hình ảnh “cồn thơm đất nhả mùi”, “ruồng tre mát thở yên vui”, “ô mạ xanh rờn”, “con đường đi vạn đời”, “lưng còng luống cày”, “bùn nức hương ngây”, “bàn tay vãi giống tung trời”, “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác”, “tiếng xe lùa nước”, “khoai sắn thiệt thà”, “con chim cà lơi say đồng ca hát”,... là những hình ảnh thể hiện sự tươi vui, trong sáng, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận.

- Những hình ảnh “trưa thương nhớ”, “hiu quạnh bên trong một tiếng hò”, “ngày tháng âm u không đổi cứ trôi”, “giọng hò não nùng”, “mẹ già xa đơn chiếc”, “hồn thân tự thưở xưa”, “tôi vẩn vơ luẩn quẩn đi kiếm lẽ yêu đời”, “cánh chim buồn nhớ gió mây” đã thể hiện sự hiu hắt một nỗi buồn lẩn khuất vu vơ, mênh mang trong từng hình ảnh.

 => Những hình ảnh được tái hiện trong kí ức luôn có sự biến chuyển từ tươi sáng đến hiu hắt, từ kích thích các giác quan đến chìm lắng mênh mang, tương ứng với việc chuyển trạng thái không ngừng của dòng cảm xúc. Từ đó, thấy được mạch vận động cảm xúc của bài thơ chính là những biến chuyển tâm lí của nhân vật trữ tình khi buộc phải ngồi một chỗ, chỉ còn biết “mơ qua cửa khám bao ngày”.


Câu 3:

22/07/2024
Hãy chọn phân tích một hình ảnh trong bài thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu đậm nhất.
Xem đáp án

Trả lời:

- Hình ảnh ấn tượng “những bàn tay vãi giống tung trời những sớm mai” là một hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ, vẽ lên khung cảnh hăng say lao động của những người nông dân để sản xuất lương thực phục vụ đời sống và chiến đấu, để bảo vệ và duy trì sự sống của con người. Hình ảnh trong khổ thơ thứ 5 rất đẹp. Ở đó có sự hòa hợp của con người và thiên nhiên trong tinh thần lao động nhịp nhàng. Tác giả đã dùng thị giác và khứu giác để cảm nhận những bóng lưng đầy mồ hôi miệt mài bên luống cày, hít lấy hương thơm ngây ngất, ngai ngái của mùi bùn hi vọng, và chứng kiến những bàn tay theo nhịp vãi giống trong buổi sớm mai. Tất cả cho thấy vẻ đẹp của tinh thần lao động và hi vọng vào ngày mai ấm no, tươi sáng.


Câu 4:

07/07/2024
Xác định mối liên hệ về nội dung giữa khổ thơ thứ 3 với các khổ thơ 10, 11.
Xem đáp án

Trả lời:

- Khổ 3 thể hiện cảm giác bức bối của nhân vật trữ tình trước tình trạng trì trệ, “âm u” của cuộc sống muôn đời không chịu đổi thay.

- Khổ 10, 11 thể hiện hồi ức của nhân vật trữ tình về những ngày anh tìm kiếm đường đi cho cuộc đời mình. Đó là hành trình dài làm thay đổ con người anh. Từ một người luôn u uất, băn khoăn, luẩn quẩn không tìm thấy lối thoát đến một ngày trái tim anh nhẹ nhõm, mãnh liệt, vui tươi khi tìm thấy con đường, chân lí để hướng tới - đó là lí tưởng Cách mạng.

=> 3 khổ thơ có sự liên kết, tạo thành quá trình tự nhận thức của nhân vật trữ tình trên con đường đi tìm “lẽ yêu đời”. Anh luôn mong muốn được thay đổi, được thoát khỏi vòng lặp của cuộc sống tù đọng, mòn mỏi để tìm được con đường đúng đắn. Và anh bắt gặp lí tưởng Cách mạng và đường đi cho cuộc đời mình với niềm tin yêu lớn lao.


Câu 5:

14/07/2024
Nêu nhận xét khái quát của bạn về đặc điểm con người nhân vật trữ tình được thể hiện qua bài thơ.
Xem đáp án

Trả lời:

Nhân vật trữ tình tự biểu hiện mình vừa qua trạng thái cảm xúc được anh gọi đích danh (thương nhớ, mơ, buồn) vừa qua một chân dung tự hoạ sắc nét với những từ ngữ mang đậm tính tạo hình (vẩn vơ, quanh quẩn, nhẹ nhàng,...). Đặc biệt, con người anh còn được bộc lộ gián tiếp qua những cảnh, những người được nỗi nhớ gợi lên.

=> Đó là một thanh niên chân thành, trung hậu, có tình cảm gắn bó sâu nặng với gia đình, quê hương (đặc biệt là người lao khổ), có lí tưởng, hoài bão, luôn hướng đến Cách mạng với niềm tin to lớn.


Câu 6:

22/07/2024
Trong bài thơ, những từ ngữ địa phương nào đã được sử dụng? Việc sử dụng những từ ngữ ấy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Xem đáp án

Trả lời:

- Các từ địa phương được sử dụng: thiệt thà, chừ, chim cà lơi, ruồng tre, hố, chừ, khám,...

- Hiệu quả: Tạo nên sự thân thương, gần gũi khi nhắc tới quê hương trong lòng tác giả. Từ đó thể hiện niềm tự hào, yêu thương sâu nặng với mảnh đất Huế thân thương của tác giả. Đồng thời tạo nét riêng, ấn tượng sâu đậm cho người đọc.


Câu 7:

14/07/2024

Đọc lại bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 59) và trả lời các câu hỏi:

Nêu suy nghĩ của bạn về việc tác giả đổi tên ban đầu của bài thơ là Chiều trên sông thành Tràng giang (Lưu ý: Xem lại phần giới thiệu về bài thơ ở trong SGK Ngữ văn 11, tập một, tr. 60).

Xem đáp án

Trả lời:

- Bài thơ ban đầu có nhan đề là “Chiều bên sông” gắn liền với bút pháp tả thực cụ thể. “Chiều trên sông” là một cụm từ thuần Việt gợi cảnh chiều tà lãng đãng trên dòng sông.

- Về sau, nhà thơ đổi thành “Tràng giang”:

+ Âm hưởng của từ Hán – Việt gợi sắc thái trang trọng, cổ điển, xa xăm; gợi liên tưởng đến dòng sông Trường Giang trong thơ Đường – một dòng sông muôn thủa, vĩnh hằng, trong tâm tưởng. → Con sông trong bài thơ là con sông vĩnh hằng của lịch sử, văn hóa, chảy trôi qua bao thế hệ, cuộc đời.

+ Cách gọi sáng tạo của nhà thơ với điệp âm “ang” đứng cạnh nhau tạo dư âm vang – xa – trầm – lắng – mênh mang. Con sông không chỉ dài mà còn rộng bát ngát, mênh mông. → Không gian mang tầm vũ trụ.

+ Dòng sông mang nghĩa khái quát nỗi niềm, tâm tư của con người VN giai đoạn trước 1945.

=> Nhan đề Tràng giang có màu sắc trừu tượng, mơ hồ, thích hợp với bài thơ chứa đựng những suy tư mang tầm khái quát. Ngoài ra, việc đổi tên bài thơ đã phản ánh quá trình tác giả hoàn thiện, nâng cấp bài thơ, biến các hình ảnh thơ cụ thể cảm tính thành những hình ảnh mang tính biểu tượng, có hàm ý sâu xa.


Câu 8:

03/07/2024
Theo bạn, để thể hiện một nội dung cảm xúc và triết lí như đã có ở bài Tràng giang, trong hai thể thơ lục bát và bảy chữ, việc sử dụng thể thơ nào tỏ ra phù hợp hơn? Vì sao?
Xem đáp án

Trả lời:

- Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện sự chính xác trong việc quyết định sử dụng thể thơ 7 chữ thay vì ý định thơ lục bát như ban đầu. Thể thơ 7 chữ hoàn toàn phù hợp vì:

+ Thể thơ lục bát thường dung dị, trôi chảy nhẹ nhàng, phù hợp với những áng thơ gần gũi, giàu tình cảm, ít triết lý sâu xa.

+ Thể thơ 7 chữ có phần trang trọng, cổ điển, hoài cổ hơi hướng Đường thi; thể hiện những chiêm nghiệm, suy ngẫm về thế sự, cuộc đời.

=> Nhà thơ đã tìm đến thể thơ thích hợp nhất để thể hiện mạch cảm xúc trầm buồn, bâng khuâng, trăn trở, nhiều tầng triết lí sâu xa của bài thơ.


Câu 9:

23/07/2024
Hãy chỉ ra những yếu tố đưa đến âm điệu buồn bao trùm bài thơ.
Xem đáp án

Trả lời:

- Yếu tố hình thức (ngôn từ, hình ảnh): Sử dụng từ Hán Việt trong nhan đề; sử dụng điển tích, điển cố; từ láy gợi hình, gợi tả; phép đảo để tạo điểm nhấn nhấn mạnh nỗi buồn.

- Sâu xa hơn, âm hưởng buồn bắt nguồn từ những yếu tố cảm xúc, cách nhìn nhận về thế giới, cuộc sống con người của nhà thơ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”


Câu 10:

23/07/2024
Phân tích tính tượng trưng của một số hình ảnh nổi bật trong bài thơ.
Xem đáp án

Trả lời:

- “Củi một cành khô lạc mấy dòng”:  mang đầy tính hiện thực, nhấn mạnh đến tận cùng sự khô xác, vô nghĩa, bé nhỏ, lạc loài, tầm thường của cành củi đã cạn kiệt sự sống. Nghệ thuật tương phản: “Củi một cành khô” (đơn độc, bé nhỏ) >< “lạc mấy dòng” (những dòng nước xiết cuộn xoáy dữ dội) => Cảm nhận về kiếp người bé nhỏ lênh đênh giữa dòng đời nhân thế.

- “ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: Hình ảnh mang tính ước lệ trong thơ cổ điển, nhưng trong “Tràng giang”, cánh chim không chịu sức nặng của bóng chiều mênh mông mà sức nặng tình cảm của nhân vật trữ tình. => Cái tôi nhỏ nhoi, cô độc giữa cuộc đời ảm đạm.


Câu 11:

16/07/2024
Nêu suy nghĩ của bạn về sự khác biệt giữa nửa đầu và nửa sau của từng khổ thơ trong bài xét theo phạm vi quan sát – suy tưởng. Hiện tượng có “quy luật” này nói lên điều gì về cấu tứ của bài thơ?
Xem đáp án

Trả lời:

Xét theo phạm vi quan sát – suy tưởng, nửa đầu khổ thơ thiên về ghi nhận cảnh sắc cụ thể của thế giới xung quanh bao la, rộng lớn, nửa sau thiên về thể hiện suy tưởng của nhà thơ – nhân vật trữ tình về những quy luật phổ biến của cuộc sống, về mối quan hệ giữa con người với đất trời, vũ trụ, thể hiện tâm trạng u buồn của nhà thơ.

=> Cách tổ chức từng khổ thơ phản ánh cách tổ chức chung của cả bài thơ: đi từ thế giới hữu hình với những sắc màu, âm thanh có thể thấy được, nghe được tới thế giới vô hình chứa đựng vô số bí ẩn mà người ta chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác. Tác giả đã nhấn mạnh không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, cô đơn không giới hạn của lòng người.


Câu 12:

29/06/2024
Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vi con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả thấy phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?
Xem đáp án

Trả lời:

- Từ “dợn dợn” đắt giá hơn vì có hai thanh trắc đi liền nhau mà lại là thanh có âm vực thấp, gây tình trạng khó đọc, diễn tả rất đạt cảm giác nặng nề của tâm trạng. Từ rờn rợn hay “dờn dợn” thiên về bộc lộ cảm giác chủ quan thuần tuý, gắn với nỗi sợ hãi trước một cái gì đó vô hình, trong khi từ dợn dợn cho thấy được trong đó vừa hình ảnh của “con nước” đang trải rộng trước mắt, vừa nỗi sầu muộn mênh mông trước cảnh “sông dài, trời rộng”.

- Từ láy “dợn dợn” kết hợp với động từ “vời” vừa là hình ảnh vừa là tâm trạng. Nó vừa diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước thời khắc hoàng hôn của cảnh trời nước mênh mông, vừa là nỗi niềm u uẩn hướng về quê hương trải vời vợi không nơi bám víu.


Câu 13:

30/06/2024

Đọc lại bài thơ Con đường mùa đông trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 61 – 63) và trả lời các câu hỏi:

Tìm trong khổ thơ 1 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ thể hiện ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình.

Xem đáp án

Trả lời:

- Những từ ngữ “xuyên qua”, “nhô ra”, “dội” có chung một sắc thái ý nghĩa (vượt qua một sức cản nào đó) tô đậm nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại (nỗi buồn) ở trong lòng nhân vật trữ tình.


Câu 14:

23/07/2024
Hãy lí giải vì sao tiếng lục lạc trong khổ thơ 2 vừa thể hiện nỗi buồn, vừa thể hiện ý thức vận động không ngừng về phía trước của nhân vật trữ tình,
Xem đáp án

Trả lời:

- Tiếng lục lạc rung lên trong đêm đơn điệu, tẻ ngắt, chất chứa sự mệt mỏi, nhớ mong. Kết hợp các từ “đơn điệu”, “mệt mỏi” đã nhấn mạnh thêm nỗi buồn. Cụm từ “rung lên” cho thấy điểm bước vận động không ngừng của cỗ xe (cỗ xe có vận động không ngừng thì tiếng lục lạc mới “rung lên” như vậy).

=> Qua nghệ thuật lấy động tả tĩnh, hình tượng tiếng lục lạc vừa thể hiện sâu sắc nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình.


Câu 15:

09/07/2024
Trong khổ thơ 3, ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến với điểm tựa tinh thần nào? Qua việc ý thức về điểm tựa tinh thần này, nhân vật trữ tình ngộ ra được điều gì về quy luật vận động của cuộc sống?
Xem đáp án

Trả lời:

- Ý thức nhân vật trữ tình tìm đến với điểm tựa tinh thần “khúc ca ngân dài” và “bác xà ích” (con người bình dị từ nhân dân). Những điểm tựa đó thể hiện tâm tưởng của người lữ hành tìm đến với điểm tựa ý thức về nhân dân và cội nguồn dân tộc.

- Qua đó, điều mà nhân vật trữ tình ngộ ra về quy luận sống là quy luật luân chuyển niềm vui và nỗi buồn. Trên hành trình của cuộc đời, sẽ có những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu. Từ đó củng cố dũng khí cho người lữ hành trên con đường mùa đông, cũng như trong hành trình cuộc đời.


Câu 16:

04/07/2024
Tìm trong khổ thơ 4 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm trong nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại.
Xem đáp án

Trả lời:

Những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm trong nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại là cụm từ “ngược chiều tôi”. Cụm từ đã nhấn mạnh cái “tôi” tâm tưởng của nhân vật trữ tình duy trì vận động không ngừng về phía trước, bỏ lại sau lưng “rừng sâu và tuyết”, những cột cây số “đơn độc” cùng nỗi buồn. Những cột chỉ đường hay rừng sâu thẳm chỉ còn để đánh dấu những điều ta đã đi qua.


Câu 17:

18/07/2024
Trong khổ thơ 5, qua lời than buồn tủi, tâm tưởng nhân vật trữ tình kết nối với ai, ở đầu trong không gian và thời gian?
Xem đáp án

Trả lời:

Trong khổ thơ 5, qua lời than buồn tủi, tâm tưởng nhân vật trữ tình kết nối với:

- Nhân vật: Nhi-na – người yêu thương, tìm đến với

- Không gian: Nơi lò sưởi ấm áp

- Thời gian: Ngày mai

=> Nhân vật trữ tình đã tìm đến nguồn an ủi trong tâm tưởng, đó là ý niệm về hạnh phúc tình yêu ở đích đến của con đường. Nhi-na – người yêu thương như toả sáng giữa hai từ ngày mai”, thể hiện ý niệm về hạnh phúc trong tương lai.


Câu 18:

10/07/2024
Trong khổ thơ cuối, ý thức về tình yêu, sứ mệnh, cội nguồn, quy luật vận động của cuộc sống trở thành hành trang tinh thần cho nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?
Xem đáp án

Trả lời:

- Trong khổ thơ cuối, lời than “sầu lắm” và đối tượng chia sẻ “Nhi-na” không còn bị ngăn cách bởi “ngày mai” như ở khổ thơ 5. Nhi-na giờ đây như đã đồng hành cùng nhân vật trữ tình, trở thành hành trang cho người lữ hành trên con đường mùa đông buồn tẻ. “Con đường” vẫn “tẻ ngắt”, song đã được ý thức thành con đường – sứ mệnh “của tôi”, gắn bó mật thiết với “tôi”. Bác xà ích - con người bình dị từ nhân dân cũng trở thành thân thuộc – “của tôi” – đồng hành với “tôi” cùng lời ca dân gian vang lên trong tâm tưởng, cho dù bác có “lặng yên” thôi không hát nữa. Tiếng lục lạc vẫn vang lên dù vẫn buồn, “đơn điệu”, nhưng đã được nhân vật trữ tình ý thức như điểm bước vận động không ngừng của cỗ xe tam mã – nước Nga về phía trước. Tất cả những hành trang tinh thần ấy đủ để nhân vật trữ tình ý thức rõ ràng về quy luật vận động của cuộc sống: cuộc sống luôn vận động về phía trước, xua đi những buồn tủi, khổ đau, để hạnh phúc tình yêu còn đọng lại. Bởi vậy, dù nỗi buồn có được đẩy lên tới đỉnh điểm ở câu thơ cuối với ghi nhận “khuôn trăng mờ sương”, nhưng nỗi buồn đó không còn đáng sợ nữa: sương mù che khuất ánh trăng, rồi ánh trăng lại sẽ “xuyên qua những lớp sương mù”. Trong hành trình trên con đường mùa đông, nhân vật trữ tình đã ý thức được khả năng chiến thắng nỗi buồn ngay cả khi nó đang hiện hữu.


Câu 19:

10/07/2024

Đọc lại bài thơ Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 74) và trả lời các câu hỏi:

Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ gì? Thể thơ ấy có phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ không? Vì sao bạn nhìn nhận như vậy?

Xem đáp án

Trả lời:

- Thể thơ: Tự do

- Thể thơ phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ. Thể thơ tự do có sự linh hoạt về số tiếng trong một dòng thơ, giúp thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật.


Câu 20:

18/07/2024
Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?
Xem đáp án

Trả lời:

Nhân vật trữ tình không cảm nhận thời gian thông qua những dữ kiện mang tính vật chất do các giác quan đưa lại mà thông qua suy tưởng. → Hình ảnh thơ trở nên đa nghĩa, giàu tính tượng trưng:

+ Ở hai câu đầu, thời gian là một đối tượng trừu tượng lại được hình dung như một đối tượng cụ thể, có thể lọt qua, chảy qua “kẻ tay” để “làm khô những chiếc lá”. Thời gian là yếu tố tượng trưng cho những gì đã trôi qua và ở lại quá khứ. Con người suy tư về từng kí ức, dấu ấn “qua kẽ tay” mới thấy được thời gian mỏng manh, quý giá nhưng dễ tuột mất như vậy. Con người tiếc nuối và muốn nắm giữ thời gian nhưng thời gian vẫn vô tình trôi đi “làm khô những chiếc lá”, kỉ niệm cũng rơi rụng một cách khô khốc.

+ “Rơi” là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi tiếc nuối khi mọi thứ ta yêu thương dần vụt khỏi tầm tay.

→ Quy luật của thời gian khiến vạn vật tàn phai, khô cằn. Con người cũng dần đi đến đoạn cuối cuộc đời với bao điều bỏ lại.


Câu 21:

07/07/2024
Việc lặp lại từ “riêng” trong đoạn thơ 2 hé lộ điều gì về mối liên hệ giữa đoạn thơ 2 và đoạn thơ 1 trên phương diện nội dung?
Xem đáp án

Trả lời:

- Từ “riêng” trong khổ 2 không xuất hiện đường đột. Nó báo hiệu rằng trước đó, ở khổ 1, nhà thơ đã nói đến tình trạng phôi pha có tính phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng trước sức huỷ hoại không thể cưỡng nổi của thời gian. Vì vậy, khổ 2 có mối liên kết rất chặt với khổ 1.

- Khổ 2 làm một lời tổng kết những điều sẽ còn mãi ở lại, mãi xanh tươi và đi ngược lại quy luật khắc nghiệt của thời gian - đó là những câu thơ và những bài hát. Việc lặp lại từ “riêng” đã khẳng định sự trường tồn của nghệ thuật chân chính.


Câu 22:

19/07/2024
Xác định nghĩa ẩn dụ của từ “xanh” (được nhắc tới hai lần trong bài thơ).
Xem đáp án

Trả lời:

Trong bài thơ, từ “xanh” đối lập với “cạn”.

- “Cạn” thể hiện sự lụi tàn, khô cằn, mai một, tiêu mòn.

=> “Xanh”: Sự trường tồn, còn mãi, không bị biến mất của nghệ thuật chân chính.


Câu 23:

07/07/2024
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc so sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”.
Xem đáp án

Trả lời:

- “Đôi mắt em”: ẩn dụ cho chính em, nói về tình yêu – điều vẫn còn lung linh trong kí ức, bất chấp dòng thời gian tàn phá, huỷ hoại bao điều khác.

- “Hai giếng nước”: ẩn dụ cho sự thẳm sâu, huyền bí, nói đến một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn.

=> So sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”, nhà thơ muốn nhấn mạnh sự trong lành, lấp lánh, dạt dào sức sống của trái tim em, tình yêu của em giữa muôn hình vạn trạng đổi thay của cuộc đời. Tình yêu của em trong kí ức vẫn vẹn nguyên mãi không vơi cạn.


Câu 24:

17/07/2024
Bài thơ đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu và mối tương quan giữa chúng?
Xem đáp án

Trả lời:

- Thời gian là quy luật bất biến, là thế lực vô tình, có thể xoá sạch dấu vết của nhiều điều trong kí ức.

- Trước thời gian, chỉ nghệ thuật (câu thơ, bài hát) và tình yêu (đôi mắt em) là đủ sức kháng cự để tồn tại mãi mãi.

- Dù thời gian là lực lượng đáng sợ nhưng chỉ khi được đặt trong tương quan đối lập với nó, nghệ thuật và tình yêu mới có cơ hội khẳng định sức sống và sự tồn tại bền vững của mình.


Câu 25:

10/07/2024

Đọc lại khổ thơ 5 của bài thơ Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 56) và trả lời các câu hỏi:

Hãy miêu tả lại theo cách của bạn những hình ảnh đã được vẽ lên trong khổ thơ.

Xem đáp án

Trả lời:

Khổ thơ 5 đã vẽ ra khung cảnh lao động hăng say của những người nông dân “dãi gió dầm mưa” trên những mảnh ruộng để làm ra những sản phẩm quý giá nuôi sống con người. Những người nông dân ấy đang cúi khom lưng xuống luống cày để làm việc. Tia nắng sớm mai hay cơn gió hè khô nóng chẳng làm họ dừng tay. Dù cho vất vả, khổ cực đến đâu, ở họ vẫn tóat lên vẻ đẹp lao động rực rỡ. Bùn đất lấm lem cũng trở nên thơm nức bởi những hi vọng gửi gắm. Những bàn tay khô cằn cần mẫn vãi giống trên mảnh rộng ấy dưới ánh nắng ban mai cũng chính là khi họ đã ươm mầm tia hi vọng về cuộc sống ấm no, giàu đẹp, đủ đầy nơi quê hương.


Câu 26:

11/07/2024
Phân tích sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc hoạ trong khổ thơ. Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng, ý nghĩ gì?
Xem đáp án

Trả lời:

Sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc hoạ trong khổ thơ được thể hiện giữa hai phương diện:

- Sự gắn kết tự nhiên, có tính khách quan giữa người nông dân và đồng ruộng, nói rộng ra là giữa con người với tư liệu sản xuất của mình. Người nông dân lao động trên đồng ruộng để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống của chính họ và trong chiến đấu.

- Sự gắn kết được “phát hiện” theo cái nhìn của nhà thơ và được thể hiện bằng các phương tiện nghệ thuật phù hợp, tinh tế. Nhà thơ đã vẽ nên những đường nét vận động rất giàu hình tượng “cong xuống” - “tung trời”. Đó là sự cộng hưởng - thăng hoa của công việc lao động của những người nông dân. Chính những người nông dân vất vả, cơ cực ấy đã vẽ nên vẻ đẹp của đồng ruộng quê hương và gieo xuống lòng đất, ươm mầm cho những hi vọng về sự sống và no ấm.

=> Chính sự gắn kết mà nhân vật trú tình phát hiện đã gieo vào lòng anh niềm hi vọng, tin tưởng vào cuộc đời, vào sự đổi thay sẽ đến với đất nước, dân tộc vào ngày mai không xa.


Câu 27:

14/07/2024
Làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong câu “Mà bùn hi vọng nức hương ngây”.
Xem đáp án

Trả lời:

- BPNT: Nhân hóa “bùn hi vọng”

- Tác dụng: Thể hiện niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp, hạnh phúc, no đủ. Đồng thời giúp hình ảnh sinh động, gợi cảm hơn.


Câu 28:

03/07/2024
Theo bạn, nếu không có khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Xem đáp án

Trả lời:

- Khổ thơ có những hình ảnh, chi tiết rất đắt giá. Những hình ảnh mang tính đặc trưng khi nhắc về ruộng đồng, quê hương sẽ làm nổi bật hơn nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Đây có thể coi là khổ thơ được nhà thơ dụng công đặc biệt nhằm tạo nên “cú sốc” nhận thức, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc với những tín hiệu nghệ thuật mang đặc trưng độc đáo.

=> Nếu không có khổ thơ, bài thơ sẽ chỉ thuần một giọng điệu với các chi tiết nhạt nhòa và sẽ không truyền tải được rõ nỗi nhớ quê nhà của nhân vật trữ tình với người đọc.


Câu 29:

20/07/2024
Hãy đối chiếu hình ảnh được tạo hình ở hai câu sau của khổ thơ với hình ảnh người gieo giống trong bức tranh sơn mài Bình minh trên nông trang của hoạ sĩ Nguyễn Văn Nùng. Bạn rút ra nhận xét gì qua sự đối chiếu ấy?
Xem đáp án

Trả lời:

Nhận xét: Cả hai hình ảnh (trực tiếp và tưởng tượng) đều thể hiện rõ nét hình tượng người nông dân đang làm việc vào buổi sớm mai, ánh sáng rực rỡ, tinh khôi của ngày mới như tượng trưng cho một tương lai tươi sáng. Đó cũng chính là lời cổ vũ tinh thần Cách mạng, tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân với những hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn sẽ đến.


Câu 30:

15/07/2024

Đọc lại khổ 2 của bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.59) và trả lời các câu hỏi:

Hãy diễn tả lại một cách ngắn gọn về những điều được gợi lên trong khổ thơ.

Xem đáp án

Trả lời:

Đứng trước dòng sông rộng lớn, gió thổi nhè nhẹ khiến mặt nước lăn tăn, cồn nhỏ bên bờ cỏ khẽ khàng chuyển động, lòng người man mác nỗi buồn mênh mang như con sóng nhỏ. Trong không gian tĩnh lặng của buổi chiều tà, tiếng làng xa gần của buổi chợ chiều vãn là thứ âm thanh của sự sống rõ ràng nhất, nhưng cũng thật xa xôi, mơ hồ. Trên cao, nhân vật trữ tình nhìn xuống thứ ánh sáng nhợt nhạt của buổi chiều tà từ trên cao rọi xuống. Hình ảnh thơ vừa rộng, vừa dài, vừa thấm đậm nỗi buồn. Mọi thứ đều thưa thớt, yếu ớt, không sức sống. Hình ảnh”bến cô liêu” cuối cùng như khóa lại cảm xúc buồn chất chứa giữa mênh mang đất trời không điểm tựa.


Câu 31:

30/06/2024
Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”?
Xem đáp án

Trả lời:

 - Âm thanh “tiếng làng xa vãn chợ chiều” diễn tả sự sống tàn lụi, không gian tĩnh lặng, chứa đựng một nỗi buồn xót xa:

- Từ “đâu” có thể hiểu theo 2 nghĩa:

+ Đâu đây (thứ âm thanh vọng lại từ xa): Làng thì xa, chợ đã vãn. Tiếng làng xa là thứ âm thanh mơ hồ không chân thực, rõ ràng. Không gian mang vẻ vắng lặng, cô tịch, sự sống yếu ớt. => Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của Đường thi.

+ Đâu có (không hề có): Không hề có dấu vết của sự sống con người. Không gian xung quanh trống vắng tuyệt đối.

=> “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” ở đây được hiểu là “Đâu đây có tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Điều đó có thể khẳng định thanh âm của chợ buổi chiều tàn là có tồn tại nhưng không rõ ràng. Hình ảnh chợ nhạt nhòa, không mang hơi ấm của cuộc sống. Vạn vật xung quanh dường như vẫn tĩnh lặng tuyệt đối.


Câu 32:

21/07/2024
Hãy chỉ ra sự tương hợp giữa các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ.
Xem đáp án

Trả lời:

Các hình ảnh trong khổ thơ có sự hòa hợp giữa màu sắc, đường nét, âm thanh và “tiếng nói tinh thần”:

- Cảnh vật xung quanh được miêu tả càng rộng, càng cao, càng sâu bao nhiêu thì mọi thứ càng nhuốm màu buồn vắng, lẻ loi bấy nhiêu. Sông tuy dài nhưng bến bờ cô tịch, nỗi buồn bâng khuâng trở thành nỗi buồn chất chứa, mở rộng theo chiều kích không gian, thấm sâu trong từng hơi thở.


Câu 33:

23/07/2024
Phân tích dấu ấn của phép đối trong thơ Đường luật ở hai câu sau của khổ thơ. Việc tác giả vận dụng phép đối (theo một cách rất linh hoạt) trong trường hợp này đã đạt được hiệu quả nghệ thuật gì?
Xem đáp án

Trả lời:

Không gian được mở rộng 3 chiều cao – sâu – rộng:

+ “Nắng” và “trời” vốn đi liền với nhau, nhưng ở đây, nắng và trời lại ngược hướng, đẩy nhau ra xa, gợi lên sự chia lìa, xa cách.

+ Từ “sâu” gợi sự thăm thẳm. “Sâu chót vót” là cách diễn đạt mới mẻ, mang nét đẹp hiện đại của Huy Cận. Nó khắc họa sự chơi vơi, rợn ngợp trước độ sâu hun hút đến vô tận của bầu trời. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng vắng lặng, nỗi buồn thấm vào không gian ba chiều nên con người càng nhỏ bé trước vũ trụ bao la và lạc lõng giữa đất trời. => Nhà thơ dùng đôi mắt để xuyên thấu vào vũ trụ, không gian bao la, vô tận.

=> Hệ thống từ ngữ đối lập: lên >< xuống, dài >< rộng, cao >< sâu => Càng mở rộng không gian đến rợn ngợp, mênh mông.


Câu 34:

23/07/2024
Bạn hiểu như thế nào về từ “cô liêu”? Hãy nêu một số từ ngữ khác gần gũi về nghĩa với từ này.
Xem đáp án

Trả lời:

- “cô liêu”: lẻ loi, cô độc, hoang vắng

- Từ đồng nghĩa: cô tịch, tịch liêu, hiu quạnh, hoang vắng,...


Câu 35:

23/07/2024

Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:

TÌNH CA BAN MAI

Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết.

 

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc.

 

Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

 

Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít.

 

Sợ gì chim bay đi

Mang bóng chiều bay hết.

 

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về.

 

Dù nắng trưa không ở

Ta vẫn còn sao khuya.

 

Hạnh phúc trên đầu ta

Mọc sao vàng chi chít.

Mai, hoa em lại về.

(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)

Theo bạn, bài thơ đã được cấu t như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?

Xem đáp án

Trả lời:

- Bài thơ được triển khai thành các khổ thơ, mỗi khổ 2 dòng.

+ Yếu tố cốt lõi tập trung hướng về “em” với một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng. “Em” ở đây không thuần tuý là một đại từ xưng hô. “Em” mang hàm nghĩa rộng và phong phú hơn. “Em” chính là ánh sáng, tình yêu, hạnh phúc. Nếu “em đi”, tất cả “đi” theo còn nếu “em về” hay “em ở” thì tất cả cùng theo về hay ở lại. “em” là tâm điểm của cuộc đời. Có “em”, cuộc đời tràn trề hi vọng và hạnh phúc trở thành vĩnh cửu, khiến nhân vật trữ tình có thể “chấp” tất cả: “Sợ gì chim bay đi”.

+ Bốn khổ gồm hai câu ở phần đầu bài thơ nêu các tình huống giả định về việc “em đi”, “em về” “em ở Các khổ thơ sau và câu cuối bài phát triển ý thơ ở phần đầu bằng ngôn ngữ mang tính khẳng định, với sự xuất hiện của mô hình cú pháp: “Dù... vẫn”...

- Điểm độc đáo: mỗi khổ chỉ có 2 dòng thơ, kết thúc bài thơ bằng 1 dòng thơ.

=> Chủ đề không mới là tôn vinh, ca ngợi tình yêu, nhà thơ vẫn tìm được một cách thể hiện rất độc đáo, khiến bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt.


Câu 36:

22/07/2024
Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?
Xem đáp án

Trả lời:

Sự vận động của em trong cuộc sống: “em đi” - “em về” - “em ở” kéo theo sự vận động của thời gian: chiều - sáng - trưa. Em mang theo ánh sáng của sự sống, thổi tắt ngọn nến le lói cháy khi em đi và nhóm lên ngọn lửa niềm tin khi em về và em ở lại. Sức mạnh sức mạnh dịu dàng, trong lành của em thiêu đốt trái tim anh. Em là vầng sáng chứa bao niềm tin và hy vọng của anh, để anh thấy nhớ cồn cào và mãnh liệt khi em đi, để anh tìm thấy niềm sung sướng và hạnh phúc khi em về và em ở. Hình bóng của em cứ vậy mà ngự trị mãi trong trái tim anh.


Câu 37:

22/07/2024
Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/ Mang bóng chiều bay hết” có mối liên hệ như thế nào về mặt nội dung với những câu trước và sau đó?
Xem đáp án

Trả lời:

Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/ Mang bóng chiều bay hết” chứa đựng nghĩa hàm ẩn, báo hiệu trước đó đã xảy ra tình huống có thể làm nảy sinh cảm giác e ngại. Theo logic, hai câu thơ mang sắc thái khẳng định này sẽ phải được tiếp nối bằng những câu mang tính “chốt hạ” nhằm làm nổi bật chủ đề của bài thơ.


Câu 38:

13/07/2024
Tính chất tượng trưng của bài thơ được thể hiện như thế nào?
Xem đáp án

Trả lời:

Tính chất tượng trưng được thể hiện qua các cụm từ “em về”; “em đi”; “tình em”; “tình ta” đã tạo nên một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương của một tình yêu hồn nhiên, nồng nàn như nắng sớm mai chất chứa trong trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh hằng của tình yêu thủy chung, son sắt.

- Các ý thơ đều nhấn mạnh sự giao hoà, tương thông, tương cảm giữa con người với muôn vật trong vũ trụ.


Câu 39:

16/07/2024
Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu.
Xem đáp án

Trả lời:

Đợi em và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã thể hiện sự mong ngóng, chờ đợi, trong trạng thái tinh thần mừng vui, tin tưởng, rạo rực:

- Niềm tin vào tình cảm đôi ta đã cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những lo âu, sợ hãi. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu từ hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả đến với ánh sáng sớm mai tinh khôi và hạnh phúc sẽ hóa “sao vàng chi chít”.

- Cụm từ như “ta”, “tình ta” và cách ngắt nhịp khá bất ngờ ở câu cuối đã thể hiện rõ tình cảm chân thành, sâu sắc, chung thủy của nhân vật trữ tình.


Câu 40:

23/07/2024

Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:

SÔNG LẤP

Sông kia rày đã nên đồng,

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)

Bài thơ đã được cấu t như thế nào?

Xem đáp án

Trả lời:

- Bài thơ được tổ chức gồm 4 câu thơ thuộc thể loại lục bát, hướng về bày tỏ niềm xót thương con sông thân yêu một thời gắn bó của mình. Bài thơ đi từ hiện thực trước mắt đến hoài niệm về dòng sông. Mỗi câu thơ đều chứa đựng nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ về một thời đã qua.

- Ở đây, “tiếng ếch” đã đánh thức tiềm thức của tác giả về một kí ức đẹp đẽ.


Câu 42:

21/07/2024
Theo bạn, trong bài thơ, dòng (câu) nào đáng được xem là dòng (câu) then chốt? Vì sao bạn xác định như vậy?
Xem đáp án

Trả lời:

- Dòng thơ then chốt: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

- Lí do: Sau những giây phút hồi tưởng, nhờ tiếng ếch kêu lên đột ngột, câu thơ cuối thể hiện sự bất ngờ, giật mình của tác giả về một thời đã qua. Sự nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ, không chấp nhận thực tại đã cho người đọc thấy rõ hơn niềm đau của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan.


Câu 43:

28/06/2024
Vì sao “tiếng ếch” lại khiến nhân vật trữ tình giật mình, ng tiếng gọi đò vang vọng?
Xem đáp án

Trả lời:

“Tiếng ếch: khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng vì:

- Tiếng ếch” và “tiếng ai gọi đò” đều gắn với môi trường, không gian sống nước, vì vậy, liên tưởng hay sự “giật mình” của nhân vật trữ tình đã diễn ra hết sức tự nhiên. Phải chăng, đó không đơn giản là tiếng ếch, mà nó còn là tiếng gọi trong tiềm thức dội về của những ngày tháng xưa cũ trên mảnh quê hương thân thương mà chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến nhà thơ nhớ về.

- “Tiếng ếch” có thể chỉ là một âm thanh vô hồn nhưng “tiếng gọi đò” lại vời vợi nỗi niềm. Dòng sông trước mặt đã khác nhưng tác giả lại đang nhớ về những ngày thanh bình thưở trước với nỗi tiếc thương, nỗi nhớ về một thời thanh bình.


Câu 44:

18/07/2024
“Tiếng gọi đò” được nhắc tới trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng như thế nào?
Xem đáp án

Trả lời:

Tiếng gọi đò” ở đây là tiếng gọi của nỗi nhớ, của khát khao, của niềm thất vọng và hi vọng. Nó tích hợp được vừa âm thanh vọng đến từ bên ngoài, vừa tiếng kêu tha thiết của tâm tưởng, của hoài niệm. Tiếng gọi đò nhắc về một thời đã qua, giờ chỉ còn là những kí ức chập chờn. Đó là những năm tháng tươi đẹp, khi quê nhà vẫn còn thanh bình, yên ả, không phải chịu những mất mát, xấu xí mà chiến tranh gây ra.


Câu 45:

06/07/2024
Chỉ ra sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ.
Xem đáp án

Trả lời:

Sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ:

- Đó là những hình ảnh có sự kết nối với nhau bởi dòng sông Vị Hoàng (sông Lấp) và đều là những hình ảnh quen thuộc đặc trưng của mỗi làng quê (đặc biệt đối với tác gải, các hình ảnh đó lại càng đặc biệt). Nhìn thấy ruộng đồng, nhà cửa, ngô khoai, lắng nghe tiếng ếch vang vọng khiến tác giả nhớ về kí ức cũ bên dòng sông và tiếng gọi đò thân thuộc.


Câu 46:

15/07/2024

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ. Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan. Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự “loé sáng” của tứ thơ. Đúng hơn phải nói là sự “loé sáng” của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến. Quả là xét trên tổng thể, tứ thơ mang tính chất “khải thị”, giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sự “loé sáng” của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới của hiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đ quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình – một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan. Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.

(Phan Huy Dũng, Tứ thơ như là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 10/1999, tr. 21 – 22)

Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.

Xem đáp án

Trả lời:

Nội dung chính: Đoạn trích nói về vai trò quan trọng của tứ thơ, đó là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình và cũng chính là phát hiện của nhà nhà thơ về bản thân và thế giới.


Câu 47:

18/07/2024
Dựa vào ngữ cảnh của đoạn trích, hãy giải thích ý được biểu đạt trong câu: “Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ
Xem đáp án

Trả lời:

- Theo ngữ cảnh, tứ thơ “loé sáng” trên nền những thao thức, trăn trở của nhà thơ. Trng thái tinh thần đó là một khối “hỗn mang”, trong đó, các ý nghĩ chưa hình thành rõ ràng, các cảm xúc đan bện vào nhau thành một khối khó tách bạch, tương tự như những đám “tinh vân” vẫn vũ ở bước hình thành một thiên thể trong vũ trụ.

=> Tứ thơ là cách tổ chức, là “xương sống” giúp định hình trật tự bài thơ, giúp bài thơ thêm chặt chẽ, mọi yếu tố cấu thành đều liên kết với nhau và hướng đến ý tưởng lớn (hình tượng thơ, rung động thơ, nỗi niềm thơ).


Câu 48:

14/07/2024
Đoạn trích giúp bạn hiểu thêm gì về những thách thức mà nhà thơ phải vượt qua khi sáng tác một bài thơ cụ thể?
Xem đáp án

Trả lời:

Thách thức mà nhà thơ phải vượt qua khi sáng tác một bài thơ cụ thể:

- Tác giả phải chịu một sự thôi thúc tinh thần rất mạnh từ bên trong cảm xúc, tuy nhiên, tác giả chưa thể hình dung được mình sẽ nói cái gì và nói như thế nào. Vì vậy, tác giả phải nung nấu để tìm ra được điều cốt lõi trong “nỗi niềm tinh vân” đang “giày vò” mình. Nghĩa lầ điều tác giả khao khát tìm được lúc này chính là sự “lóe sáng” của tứ thơ.


Câu 49:

14/07/2024
Trình bày quan điểm của bạn trước những diễn giải về tứ thơ trong đoạn trích.
Xem đáp án

Trả lời:

- Những diễn giải về tứ thơ trong đoạn trích đã khái quát được vai trò của tứ thơ trong hoạt động sáng tác thơ và giúp những khái niệm trừu tượng về “tứ thơ” trở nên dễ hiểu hơn qua các ví dụ.

- Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu về tứ thơ chính là xương sống và làm điểm tựa cho sự phát triển của hình tượng thơm bài thơ. Tứ thơ đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tác thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ thành một chỉnh thể thống nhất chặt chẽ.


Câu 50:

09/07/2024
Phân tích liên kết trong đoạn trích.
Xem đáp án

Trả lời:

- Sử dụng phép thế “Tứ thơ” - “nó” để tạo sự liên kết tự nhiên, câu văn không bị trùng lặp.

- Sử dụng phép lặp “Tứ thơ”; “Nó”, “sự lóe sáng” để nhấn mạnh các chi tiết đó trong mỗi trường hợp.

- Dùng từ có nghĩa khẳng định ở câu cuối “Nói khái quát lại” để tổng kết, khẳng định lại vấn đề rõ ràng, rành mạch nhất.


Câu 51:

21/07/2024
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.
Xem đáp án

Trả lời:

Nhắc đến Huy Cận, người đọc sẽ nghĩ ngay đến một nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” mà tiêu biểu là thi phẩm Tràng giang - một bài thơ mang một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng, vừa cổ điển vừa lãng mạn với một cấu tứ rất đặc biệt. Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi: Có dòng “tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và dòng “tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi. Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “nước”, “con nước”, “dòng”... Thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợi’ “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh” “bãi vàng”... Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp); gió đầy tử khí: “đìu hiu”; bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liêu”; nước với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu trăm ngả”. “Tràng giang” của Huy Cận đã thể hiện rõ nỗi buồn, cô đơn của con người trước không gian rộng lớn của vũ trụ, cuộc đời. Chính vì thế, cấu tứ của bài thơ đã góp phần hoàn thiện không chỉ là bức tranh về thiên nhiên mà còn là những nhạc điệu của tâm hồn tác giả; bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất hiện đại, đây chính là nét đặc trưng của thơ Huy Cận. 


Câu 52:

05/07/2024

Trong tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ, tác giả Nguyễn Đình Thi đã viết:

“Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Anh ta còn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, thì tiếng nói của anh mới truyền cảm sâu sắc được cho người khác”.

(Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi, Tiểu luận – Bút kí, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, in trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.52).

Dựa trên những gợi mở từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận thức của bạn về vai trò của hình ảnh trong thơ.

Xem đáp án

Trả lời:

Để tạo nên một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, tác giả những bài thơ đó phải tạo nên những hình ảnh hay và đặc sắc, và chúng ta có thể thấy rõ được vai trò của hình ảnh trong bài thơ “Thời gian” của Văn Cao. Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Lúc này nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn... Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng! Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian. Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. Có lẽ, thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc.


Câu 53:

05/07/2024
Để tham gia diễn đàn Bạn đọc gì, xem gì, nghe gì?, bạn dự định giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật đã gây cho bạn những ấn tượng sâu sắc. Hãy lập dàn ý cho bài nói về tác phẩm nghệ thuật ấy.
Xem đáp án

Trả lời:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm và lí do tác phẩm ấy để lại ấn tượng sâu sắc.

II. Thân bài

1. Giới thiệu tác phẩm

- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc và tiêu biểu của Tô Hoài viết về đời sống của người dân miền núi phía Bắc.

- Giá trị của truyện không chỉ ở nội dung thể hiện được cảnh sống khốn cùng của người dân miền núi bị áp bức, vùng lên phản kháng mãnh liệt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật được sử dụng.

2. Giá trị của truyện

a. Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực

- Phản ánh chân thực số phận của người dân nghèo miền Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến tàn bạo.

- Thấy rõ sự tàn bạo, độc ác của kẻ thù mà tiêu biểu là cha con nhà thống lí Pá Tra. Chúng đã bóc lột, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần người dân lao động nghèo, miền núi.

- Thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã diễn tả thật sinh động quá trình thức tỉnh vươn lên tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo Tây Bắc.

* Giá trị nhân đạo

- Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ cả về tinh thần và thể xác của những người lao động nghèo khổ như Mị, A Phủ.

- Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp đáng quý ở Mị, A Phủ. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, cần cù, yêu tự do và đặc biệt là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở họ.

- Tố cáo ách thống trị phong kiến miền núi bạo tàn, lạc hậu đã chà đạp và bóc lột con người đến xương tủy.

- Hướng người lao động nghèo khổ đến con đường tươi sáng là tự giải phóng mình, tìm đến cách mạng và cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù.

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề...)

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý; dẫn dắt những tình tiết đan xen, kết hợp một cách khéo léo, tạo sức lôi cuốn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Mỗi nhân vật được sử dụng bút pháp khác nhau để khắc họa tính cách khác nhau trong khi họ có số phận giống nhau. Tác giả tả ngoại hình, tả tâm lý với dòng kí ức chập chờn, những suy nghĩ thầm lặng để khắc họa nỗi đau khổ và sức sống của Mị, còn A Phủ thì tả ngoại hình, hành động và những mẩu đối thoại ngắn để thấy tính cách giản đơn.

- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi. Giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.

III. Kết luận

- Tổng kết lại giá trị và đặc sắc gây ấn tượng của tác phẩm.


Câu 54:

06/07/2024
Theo bạn, có điểm gì khác biệt giữa việc thuyết trình về một tác phẩm văn học với việc thuyết trình về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác (như pho tượng, bức tranh, bản nhạc, bộ phim, vở diễn,...)? Hãy phác thảo một đề cương sơ lược cho bài nói của bạn về vấn đề này.
Xem đáp án

Trả lời:

I. Mở đầu

- Giới thiệu về vấn đề.

II. Thân bài

- Có thể đề cập đến một số tác phẩm văn học, phim nổi tiếng để so sánh, dẫn dắt vấn đề.

- Trình bày đôi nét điểm giống của thuyết trình một tác phẩm văn học và thuyết trình  về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác (ở đây là thuyết trình về phim): Cần giới thiệu tác giả, tên tác phẩm, nguồn gốc, thể loại, đôi nét về nội dung tác phẩm...

- Trình bày đôi nét điểm khác của thuyết trình một tác phẩm văn học và thuyết trình về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác (ở đây là thuyết trình về phim):

Thuyết trình về phim

Thuyết trình tác phẩm văn học

- Giới thiệu thời gian ra mắt phim.

- Giới thiệu đạo diễn, nhà sản xuất,...

- Thể loại phim (hoạt hình, chiếu rạp, kinh dị, hài kịch, khoa học viễn tưởng, ngắn tập, dài tập,...)

- Nêu nguồn gốc phim: Có dựa trên một kịch bản có sẵn nào hay không (dựa trên tiểu thuyết, dựa trên một câu chuyện có thật, dựa trên câu chuyện dân gian,...), hoặc là do biên kịch nào viết, do tác giả nào sáng tác...

- Nêu nội dung chi tiết của phim.

- Nêu ý nghĩa của bộ phim.

- Giới thiệu hoàn  cảnh ra đời của tác phẩm.

- Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá về chủ đề tác phẩm dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm.

III. Kết luận

- Tổng kết lại về sự khác nhau của việc thuyết trình về một tác phẩm văn học với việc thuyết trình về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác.


Bắt đầu thi ngay