Câu hỏi:
14/07/2024 116
Bạn có nhận xét gì về sự biến đổi của những hình ảnh trong kí ức được tái hiện lần lượt qua các khổ thơ?
Trả lời:
Trả lời:
- Những hình ảnh “cồn thơm đất nhả mùi”, “ruồng tre mát thở yên vui”, “ô mạ xanh rờn”, “con đường đi vạn đời”, “lưng còng luống cày”, “bùn nức hương ngây”, “bàn tay vãi giống tung trời”, “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác”, “tiếng xe lùa nước”, “khoai sắn thiệt thà”, “con chim cà lơi say đồng ca hát”,... là những hình ảnh thể hiện sự tươi vui, trong sáng, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận.
- Những hình ảnh “trưa thương nhớ”, “hiu quạnh bên trong một tiếng hò”, “ngày tháng âm u không đổi cứ trôi”, “giọng hò não nùng”, “mẹ già xa đơn chiếc”, “hồn thân tự thưở xưa”, “tôi vẩn vơ luẩn quẩn đi kiếm lẽ yêu đời”, “cánh chim buồn nhớ gió mây” đã thể hiện sự hiu hắt một nỗi buồn lẩn khuất vu vơ, mênh mang trong từng hình ảnh.
=> Những hình ảnh được tái hiện trong kí ức luôn có sự biến chuyển từ tươi sáng đến hiu hắt, từ kích thích các giác quan đến chìm lắng mênh mang, tương ứng với việc chuyển trạng thái không ngừng của dòng cảm xúc. Từ đó, thấy được mạch vận động cảm xúc của bài thơ chính là những biến chuyển tâm lí của nhân vật trữ tình khi buộc phải ngồi một chỗ, chỉ còn biết “mơ qua cửa khám bao ngày”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.
Câu 3:
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?