Câu hỏi:
15/07/2024 132
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ. Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thấm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan. Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự “loé sáng” của tứ thơ. Đúng hơn phải nói là sự “loé sáng” của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến. Quả là xét trên tổng thể, tứ thơ mang tính chất “khải thị”, giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sự “loé sáng” của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới của hiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đề quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình – một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan. Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.
(Phan Huy Dũng, Tứ thơ như là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 10/1999, tr. 21 – 22)
Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ. Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thấm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan. Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự “loé sáng” của tứ thơ. Đúng hơn phải nói là sự “loé sáng” của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến. Quả là xét trên tổng thể, tứ thơ mang tính chất “khải thị”, giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sự “loé sáng” của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới của hiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đề quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình – một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan. Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.
(Phan Huy Dũng, Tứ thơ như là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 10/1999, tr. 21 – 22)
Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.
Trả lời:
Trả lời:
Nội dung chính: Đoạn trích nói về vai trò quan trọng của tứ thơ, đó là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình và cũng chính là phát hiện của nhà nhà thơ về bản thân và thế giới.
Trả lời:
Nội dung chính: Đoạn trích nói về vai trò quan trọng của tứ thơ, đó là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình và cũng chính là phát hiện của nhà nhà thơ về bản thân và thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.
Câu 3:
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?