Câu hỏi:
05/07/2024 127
Trong tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ, tác giả Nguyễn Đình Thi đã viết:
“Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Anh ta còn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, thì tiếng nói của anh mới truyền cảm sâu sắc được cho người khác”.
(Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi, Tiểu luận – Bút kí, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, in trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.52).
Dựa trên những gợi mở từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận thức của bạn về vai trò của hình ảnh trong thơ.
Trong tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ, tác giả Nguyễn Đình Thi đã viết:
“Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Anh ta còn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, thì tiếng nói của anh mới truyền cảm sâu sắc được cho người khác”.
(Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi, Tiểu luận – Bút kí, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, in trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr.52).
Dựa trên những gợi mở từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận thức của bạn về vai trò của hình ảnh trong thơ.
Trả lời:
Trả lời:
Để tạo nên một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, tác giả những bài thơ đó phải tạo nên những hình ảnh hay và đặc sắc, và chúng ta có thể thấy rõ được vai trò của hình ảnh trong bài thơ “Thời gian” của Văn Cao. Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Lúc này nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn... Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng! Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian. Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. Có lẽ, thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc.
Trả lời:
Để tạo nên một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, tác giả những bài thơ đó phải tạo nên những hình ảnh hay và đặc sắc, và chúng ta có thể thấy rõ được vai trò của hình ảnh trong bài thơ “Thời gian” của Văn Cao. Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Lúc này nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn... Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng! Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian. Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. Có lẽ, thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.
Câu 3:
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?