Câu hỏi:
22/07/2024 125
Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?
Trả lời:
Trả lời:
Sự vận động của em trong cuộc sống: “em đi” - “em về” - “em ở” kéo theo sự vận động của thời gian: chiều - sáng - trưa. Em mang theo ánh sáng của sự sống, thổi tắt ngọn nến le lói cháy khi em đi và nhóm lên ngọn lửa niềm tin khi em về và em ở lại. Sức mạnh sức mạnh dịu dàng, trong lành của em thiêu đốt trái tim anh. Em là vầng sáng chứa bao niềm tin và hy vọng của anh, để anh thấy nhớ cồn cào và mãnh liệt khi em đi, để anh tìm thấy niềm sung sướng và hạnh phúc khi em về và em ở. Hình bóng của em cứ vậy mà ngự trị mãi trong trái tim anh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.
Câu 3:
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?