Câu hỏi:

16/07/2024 114

Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

Đợi em và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã thể hiện sự mong ngóng, chờ đợi, trong trạng thái tinh thần mừng vui, tin tưởng, rạo rực:

- Niềm tin vào tình cảm đôi ta đã cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những lo âu, sợ hãi. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu từ hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả đến với ánh sáng sớm mai tinh khôi và hạnh phúc sẽ hóa “sao vàng chi chít”.

- Cụm từ như “ta”, “tình ta” và cách ngắt nhịp khá bất ngờ ở câu cuối đã thể hiện rõ tình cảm chân thành, sâu sắc, chung thủy của nhân vật trữ tình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:

TÌNH CA BAN MAI

Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết.

 

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc.

 

Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

 

Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít.

 

Sợ gì chim bay đi

Mang bóng chiều bay hết.

 

Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về.

 

Dù nắng trưa không ở

Ta vẫn còn sao khuya.

 

Hạnh phúc trên đầu ta

Mọc sao vàng chi chít.

Mai, hoa em lại về.

(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)

Theo bạn, bài thơ đã được cấu t như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,108

Câu 2:

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.

Xem đáp án » 21/07/2024 624

Câu 3:

Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:

SÔNG LẤP

Sông kia rày đã nên đồng,

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)

Bài thơ đã được cấu t như thế nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 549

Câu 4:

Việc lặp lại từ “riêng” trong đoạn thơ 2 hé lộ điều gì về mối liên hệ giữa đoạn thơ 2 và đoạn thơ 1 trên phương diện nội dung?

Xem đáp án » 07/07/2024 303

Câu 5:

Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/ Mang bóng chiều bay hết” có mối liên hệ như thế nào về mặt nội dung với những câu trước và sau đó?

Xem đáp án » 22/07/2024 286

Câu 6:

Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vi con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả thấy phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?

Xem đáp án » 29/06/2024 273

Câu 7:

Bài thơ đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu và mối tương quan giữa chúng?

Xem đáp án » 17/07/2024 262

Câu 8:

Phân tích tính tượng trưng của một số hình ảnh nổi bật trong bài thơ.

Xem đáp án » 23/07/2024 221

Câu 9:

“Tiếng gọi đò” được nhắc tới trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng như thế nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 218

Câu 10:

Xác định mối liên hệ về nội dung giữa khổ thơ thứ 3 với các khổ thơ 10, 11.

Xem đáp án » 07/07/2024 209

Câu 11:

Theo bạn, trong bài thơ, dòng (câu) nào đáng được xem là dòng (câu) then chốt? Vì sao bạn xác định như vậy?

Xem đáp án » 21/07/2024 197

Câu 12:

Chỉ ra sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ.

Xem đáp án » 06/07/2024 193

Câu 13:

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc so sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”.

Xem đáp án » 07/07/2024 183

Câu 14:

Trong khổ thơ cuối, ý thức về tình yêu, sứ mệnh, cội nguồn, quy luật vận động của cuộc sống trở thành hành trang tinh thần cho nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Xem đáp án » 10/07/2024 158

Câu 15:

Bạn hiểu như thế nào về từ “cô liêu”? Hãy nêu một số từ ngữ khác gần gũi về nghĩa với từ này.

Xem đáp án » 23/07/2024 141