Câu hỏi:
18/07/2024 96
Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?
Trả lời:
Trả lời:
Nhân vật trữ tình không cảm nhận thời gian thông qua những dữ kiện mang tính vật chất do các giác quan đưa lại mà thông qua suy tưởng. → Hình ảnh thơ trở nên đa nghĩa, giàu tính tượng trưng:
+ Ở hai câu đầu, thời gian là một đối tượng trừu tượng lại được hình dung như một đối tượng cụ thể, có thể lọt qua, chảy qua “kẻ tay” để “làm khô những chiếc lá”. Thời gian là yếu tố tượng trưng cho những gì đã trôi qua và ở lại quá khứ. Con người suy tư về từng kí ức, dấu ấn “qua kẽ tay” mới thấy được thời gian mỏng manh, quý giá nhưng dễ tuột mất như vậy. Con người tiếc nuối và muốn nắm giữ thời gian nhưng thời gian vẫn vô tình trôi đi “làm khô những chiếc lá”, kỉ niệm cũng rơi rụng một cách khô khốc.
+ “Rơi” là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi tiếc nuối khi mọi thứ ta yêu thương dần vụt khỏi tầm tay.
→ Quy luật của thời gian khiến vạn vật tàn phai, khô cằn. Con người cũng dần đi đến đoạn cuối cuộc đời với bao điều bỏ lại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:
TÌNH CA BAN MAI
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.
(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục - Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr.756 – 757)
Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.
Câu 3:
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Vũ Văn Sỹ – Đoàn Ánh Dương (giới thiệu, tuyển chọn), Trần Tế Xương – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 25)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?