Bộ đề thi môn Sinh THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề) ( đề 6)

  • 5021 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt

Xem đáp án

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt protein ức chế

Chọn D.


Câu 2:

19/07/2024

Từ 1 phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các cừu con có kiểu gen

Xem đáp án

Phương pháp:

Cấy truyền phôi tạo ra các con vật có kiểu gen giống nhau và giống phôi ban đầu.

Cách giải:

Phôi ban đầu có kiểu gen AaBb  cấy truyền phôi tạo các con cừu có kiểu gen AaBb.

Chọn A


Câu 3:

22/07/2024

Cơ thể có kiểu gen AaBbdd giảm phân bình thường sẽ sinh ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cơ thể dị hợp n cặp gen giảm phân sẽ cho tối đa 2n loại giao tử.

Cách giải:

Cơ thể có kiểu gen AaBbdd, có 2 cặp gen dị hợp, giảm phân sẽ cho tối đa 22 = 4 loại giao tử. 

Chọn D


Câu 4:

22/07/2024

Nếu khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST là 20cM thì tần số hoán vị gen giữa 2 gen này là

Xem đáp án

Phương pháp:

Khoảng cách tương đối của các gen trên NST = tần số HVG giữa các gen đó.

Cách giải:

Khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST là 20cM  Tần số hoán vị gen: 20%.

Chọn B


Câu 5:

19/07/2024

Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XY?

Xem đáp án

Châu chấu: XX - con cái; XO – con đực.

Bướm, gà: XX - con đực; XY – con cái.

Ruồi giấm: XY – con đực; XX – con cái.

Chọn D


Câu 6:

22/07/2024

Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là

Xem đáp án

Phương pháp:

Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa 

Tần số alen pA=x+y2qa=1pA

Cách giải:

Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4 Aa : 0,6 aa

Tần số alen pA=0,42=0,2

Chọn B


Câu 7:

19/07/2024

Phương pháp nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật?

Xem đáp án

Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp có thể áp dụng cho cả động vật và thực vật.

A, B: dùng cho thực vật.

D: dùng cho động vật.

Chọn C


Câu 8:

20/07/2024

Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô hàng năm là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể

Xem đáp án

Đây là dạng biến động theo chu kì mùa. 

Chọn D


Câu 9:

23/07/2024

Diễn thế sinh thái khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật gọi là

Xem đáp án

Diễn thế sinh thái khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật gọi là diễn thế nguyên sinh.

Chọn B


Câu 10:

20/07/2024

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một NST?

Xem đáp án

Dạng đột biến lặp đoạn sẽ làm tăng số lượng gen trên một NST. 

Chọn D


Câu 11:

19/07/2024

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?

Xem đáp án

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

Chọn C


Câu 12:

20/07/2024

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

Nhân tố vô sinh là các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh.

Độ ẩm là nhân tố vô sinh, các đáp án còn lại là nhân tố hữu sinh.

Chọn A


Câu 13:

20/07/2024

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con 100% kiểu gen dị hợp?

Xem đáp án

Phép lai giữa các cơ thể đồng hợp các cặp gen khác nhau sẽ cho đời con 100% dị hợp: 

AA × aa → 100%Aa. 

Chọn C


Câu 14:

19/07/2024

Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?

Xem đáp án

Quần thể sinh vật không có đặc trưng độ đa dạng loài vì quần thể gồm các cá thể cùng loài. Đây là đặc trưng của quần xã.

Chọn A


Câu 15:

22/07/2024

Động vật nào sau đây tiêu hóa được xenlulôzơ trong thức ăn?

Xem đáp án

Trâu là động vật ăn cỏ, chúng có khả năng tiêu hóa xenlulozo trong thức ăn.

Các động vật còn lại là động vật ăn thịt. 

Chọn C


Câu 16:

19/07/2024

Người mắc hội chứng Đao có số lượng NST trong mỗi tế bào là

Xem đáp án

Người mắc hội chứng Đao có số lượng NST trong mỗi tế bào là 47 NST (Thừa 1 NST số 21).

Chọn A


Câu 17:

20/07/2024

Hình thành loài mới thường diễn ra nhanh nhất theo con đường nào sau đây?

Xem đáp án

Hình thành loài mới thường diễn ra nhanh nhất theo con đường lai xa kèm đa bội hóa (SGK Sinh 12 trang 131). 

Chọn C


Câu 18:

22/07/2024

Trong quá trình bảo quản, loại nông sản thường được phơi khô là

Xem đáp án

Trong quá trình bảo quản, loại nông sản thường được phơi khô là lạc.

Chọn A


Câu 19:

19/07/2024

Trong quá trình dịch mã, côđon 5’AUG3’ khớp bổ sung với anticôđon nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã: A-U; G-X và ngược lại. 

Cách giải: 

Codon 5’AUG3' → anticodon: 3’UAX5'. 

Chọn A


Câu 20:

23/07/2024

Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, loài đặc trưng là

Xem đáp án

Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, loài đặc trưng là cá cóc (SGK Sinh 12 trang 176). 

Chọn B.


Câu 21:

20/07/2024

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hạt?

Xem đáp án

Thực vật có hạt xuất hiện ở đại Cổ sinh (kỉ Cacbon). 

Chọn C


Câu 22:

20/07/2024

Nuclêôtit không phải là đơn phân cấu trúc nên loại phân tử nào sau đây?

Xem đáp án

Nucleotit là đơn phần cấu tạo nên axit nucleic (ARN, ADN), không cấu tạo nên protein. 

Chọn B


Câu 23:

20/07/2024

Tỷ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi pôlipeptit anpha trong phân tử Hemoglobin thể hiện ở bảng sau: 

 

Cá mập

Cá chép

Kỳ nhông

Chó

Người

Cá mập

0%

59,4%

61,4%

56,8%

53,2%

Cá chép

 

0%

53,2%

47,9%

48,6%

Kỳ nhông

 

 

0%

46,1%

44,0%

Chó

 

 

 

0%

16,3%

Người

 

 

 

 

0%

Trình tự nào sau đây thể hiện mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài khác?

Xem đáp án

Phương pháp:

Tỉ lệ sai khác càng cao thì mối quan hệ họ hàng càng xa và ngược lại.

Cách giải:

Mối quan hệ họ hàng từ gần tới xa giữa người và các loài là: Người – chó – kỳ giông - cá chép - cá mập. 

Chọn A


Câu 25:

20/07/2024

Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau:

Cây

M

N

P

Q

Lượng nước hút vào

25g

31g

32g

36g

Lượng nước thoát ra

27g

29g

34g

33g

Theo lí thuyết, cây nào không bị héo?

Xem đáp án

Phương pháp:

Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra qua lá (B).

Khi A = B: mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường.

Khi A > B: mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường.

Khi A < B: mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

Cách giải:

Cây có lượng nước hút vào nhiều hơn lượng thoát ra thì sẽ không bị héo.

Đó là cây N và cây Q. 

Chọn A


Câu 26:

19/07/2024

Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Ở 1 thể đột biến, mỗi tế bào đều có 24 NST. Thể đột biến này không thể thuộc dạng đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Đột biến không làm thay đổi số lượng của NST  đây không phải đột biến số lượng NST.

Chọn A


Câu 27:

22/07/2024

Trong hệ tuần hoàn của người, tĩnh mạch chủ có chức năng nào sau đây?

Xem đáp án

Trong hệ tuần hoàn của người, tĩnh mạch chủ có chức năng đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim.

Chọn A


Câu 28:

20/07/2024

Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, mối quan hệ nào có ít nhất 1 loài bị hại?

Xem đáp án

A: Cạnh tranh (- -)

B: Hội sinh (0 -)

C: Hội sinh (0 -)

D: Hợp tác (++).

Mối quan hệ nào có ít nhất 1 loài bị hại là A. 

Chọn A


Câu 29:

20/07/2024

Ở một loài thú, xét 3 cặp NST của cơ thể được kí hiệu là ABDEabdeQMNPOqmnpoXGFSXgfs. Trong quá trình sinh sản làm phát sinh một thể đột biến ABDEabdeQMNMNPOqmnpoXGFSXgfs. Biết rằng thể đột biến giảm phân bình thường tạo ra các giao tử đều có khả năng tham gia thụ tinh. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Ta thấy thể đột biến là dạng: lặp đoạn MN.

A sai, dạng đột biến này không làm thay đổi số lượng NST.

B đúng.

C sai, đây là dạng đột biến lặp đoạn.

D sai, có thể có lợi cho thể đột biến. 

Chọn B


Câu 31:

20/07/2024

Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e nằm trên 4 cặp NST cùng quy định tính trạng màu hoa. Trong đó, kiểu gen có đủ cả 4 loại alen trội A, B, D, E quy. định hoa tím; kiểu gen chỉ có 3 loại alen trội A, B và D quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 2 loại alen trội A và B quy định hoa vàng; các trường hợp còn lại quy định hoa trắng. Do đột biến đã làm phát sinh thể ba ở cả 4 cặp NST. Giả sử các thể ba đều có sức sống bình thường và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, các thể ba quy định kiểu hình hoa trắng ở loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

Phương pháp:

1 gen có 2 alen trong quần thể sẽ có 3 kiểu gen bình thường, 4 kiểu gen thể ba

Số kiểu gen tối đa về các thể ba là: Cn1×41×3n1 (n là số cặp NST).

Cn1 là số cách chọn đột biến ở 1 trong n cặp.

Bước 1: Tính số kiểu gen thể ba tối đa.

Bước 2: Tính số kiểu gen thể ba tối đa của kiểu hình hoa tím, hoa đỏ, hoa vàng.

Bước 3: Tính số kiểu gen thể ba quy định hoa trắng = tổng số kiểu gen thể ba - số kiểu gen thể ba tối đa của kiểu hình hoa tím, hoa đỏ, hoa vàng.

Cách giải:

Theo đề bài: 

A-B-D-E-: Tím 

A-B-D-ee: Đỏ

A-B-dd-ee: Vàng

Còn lại là trắng.

Số kiểu gen tối đa của thể ba là: C41×4×33=432

(3 là số kiểu gen thể ba có kiểu hình trội, 2 là số kiểu gen lưỡng bội có kiểu hình trội)

Số kiểu gen tối đa của thể ba quy định hoa tím là: C41×3×23=96

Số kiểu gen tối đa của thể ba quy định hoa đỏ (A-B-D-ee)

+ Nếu đột biến xảy ra ở cặp Aa hoặc Bb hoặc Dd: C31×3×22×1ee=36

+ Nếu đột biến xảy ra ở cặp ee: 23×1eee8

 Có 44 kiểu gen.

Số kiểu gen của thể ba quy định hoa vàng (A-B-ddee):

+ Nếu đột biến xảy ra ở cặp Aa hoặc Bb: C21×3×2×1dd×1ee=12

+ Nếu đột biến xảy ra ở cặp da hoặc ee: 2A×2B×C21×1×1=8

 Có 20 kiểu gen.

Số kiểu gen thể ba quy định hoa trắng là 432 – 96 – 44 – 20 = 272

Chọn D


Câu 33:

20/07/2024

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen A, a; B, b nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết rằng alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ (P) lại với nhau thu được F1 gồm 648 cây thân cao, hoa đỏ và 216 cây thân cao, hoa trắng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được thu được F2 có 1,5625% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F2 có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Số cây có 4 alen trội chiếm 9/64.
  2. Trong số các cây thân cao, hoa đỏ; cây có 3 alen trội chiếm 8/15. 

III. Trong số các cây có 2 alen trội, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 10/64.

IV. Trong số các cây có 1 alen trội; cây thân cao, hoa trắng chiếm 6/64

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Xác định kiểu gen của P

Bước 2: Viết sơ đồ lai từ P tới F2.

Bước 3: Xét các phát biểu.

Cách giải:

P cao đỏ  3 cao đỏ: 1 cao trắng  P: AABb × AaBb (do F2 có thấp trắng  F1 phải mang alen a)

P: AABb × AaBb  F1: (1AA:1Aa)(1BB:2Bb:1bb)

F1 giao phấn ngẫu nhiên: (1AA:1Aa)(1BB:2Bb:1bb) × (1AA:1Aa)(1BB:2Bb:1bb)  (3A:la)(1B:1b) × (3A:1a)(1B:1b) 

→ F2: (9AA:6Aa:laa)(1BB:2Bb:lbb)

Xét các phát biểu: 

I đúng, cây có 4 alen trội: AABB=916×14=964

II đúng. Cây thân cao hoa đỏ chiếm: 1516A×34B=4564; cây có 3 alen trội: AABb+AaBB=916×12+616×14=38

 Trong số các cây thân cao, hoa đỏ; cây có 3 alen trội chiếm: 38:4564=815

III sai, cây có 2 alen trội: 

Cây có 2 alen trội đồng hợp: AAbb+aaBB=916×14+116×14=1064

 Trong số các cây có 2 alen trội, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm: 1064:1132=511

IV sai, cây có 1 alen trội: Aabb + aaBb =616×14+116×14=764

Cây thân cao, hoa trắng mang 1 alen trội: Aabb =616×14=664

Trong số các cây có 1 alen trội; cây thân cao, hoa trắng chiếm 6/7.

Chọn D


Câu 34:

20/07/2024

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen A, a và B, b quy định 2 cặp tính trạng; alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với cây M dị hợp về 1 cặp gen thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 7 : 5 : 3 : 1. Theo lí thuyết, ở F1 cây có kiểu hình chỉ mang 1 tính trạng trội có thể chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Phương pháp: 

P dị hợp 1 cặp gen: Aa, Bb x Aa, bb: A-B- = 0,25 + aabb; A-bb = 0,5 – aabb, aaB- = 0,25 – aabb

Cách giải:

Đời con có 4 kiểu hình  cây M dị hợp 1 cặp gen, 1 cặp gen còn lại đồng hợp lặn.

Giả sử kiểu gen của cây M là (Aa, bb) x cây dị hợp 2 cặp (Aa, Bb).

Nếu các gen PLĐL thì đời con phải có tỉ lệ kiểu hình: (3:1)(1:1) đề bài  các gen liên kết với nhau.

Áp dụng công thức: P dị hợp 1 cặp gen: Aa, Bb x Aa, bb: A-B- = 0,25 + aabb: A-bb = 0,5 – aabb, aaB- = 0,25 – aabb 

→ 7A-bb : 5A-B- : 3aaB- : laabb. 

 tỉ lệ kiểu hình trội 1 tính trạng: 716+316=1016=58

Chọn D


Câu 35:

20/07/2024

Ở một quần thể thực vật, DD quy định hoa đỏ; Dd quy định hoa vàng; dd quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Nếu chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình của quần thể.
  2. Nếu hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,3Dd : 0,7dd thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa trắng thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1:

Xét quần thể P đã cân bằng hay chưa

Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa

Tần số alen  pA=x+y2qa=1pA

Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức: y2=x.z (Biến đổi từ công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1) 

Bước 2: Xét các phát biểu 

Cách giải:

P: 0,25DD: 0,5Dd : 0,25dd  Tần số alen: 0,5D:0,5d  P đang cân bằng di truyền.

I đúng, nếu quần thể giao phấn không ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình của quần thể.

II sai, nếu cây hoa vàng (Dd) không có khả năng sinh sản thì tần số alen của quần thể cũng không thay đổi.

III đúng. Ở F2: 0,3Dd : 0,7dd  Tần số alen D = 0,15; d = 0,85  quần thể có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

IV đúng. 

Chọn D


Câu 37:

23/07/2024

Ở một loài thú, bộ NST lưỡng bội 2n = 12. Trên mỗi cặp NST thường, xét 1 gen có 4 alen; trên vùng không tương đồng của NST X, xét 1 gen có 5 alen. Biết rằng không có đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét của loài này là

Xem đáp án

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)

Cách giải: 

Ở thú XX là con cái, XY là con đực. 

2n = 12  có 6 cặp NST. 

Trên mỗi cặp NST có 1 gen có 4 alen  có 4 loại giao tử.

Cặp NST giới tính, xét 1 gen có 5 alen trên vùng không tương đồng của NST X  có 6 loại giao tử (5 giao tử X, 1 giao tử Y) 

 Số loại giao tử tối đa là 45 x 6 = 6144. 

Chọn A


Câu 38:

19/07/2024

Một quần thể thực vật giao phấn, ở thế hệ xuất phát (P) chỉ có 2 nhóm kiểu hình, trong đó 480 cây có kiểu gen ABabDeDe và 720 cây có kiểu gen AbaBDeDe. Quá trình ngẫu phối thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen ababDeDe chiếm 5,76%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, mọi diễn biến của quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn giống nhau và quần thể không có tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F3 có tối đa 10 loại kiểu gen.

II. Ở F1 có 12,52% số cá thể dị hợp về 2 cặp gen.

III. Ở F1 số cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm 56,3%.

IV. Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F1, số cây đồng hợp chiếm 10,2%.

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Tính tần số HVG nếu có.

+ Tính ab/ab  ab = ? 

+ Tính f khi biết ab

Bước 2: Tính tỉ lệ giao tử ở P

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2.

Bước 3: Xét các phát biểu

Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen 

P dị hợp 2 cặp gen: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

Cách giải: 

Ta có ababDeDe=5,76%ab=0,0576=0,24 (Do P đều mang cặp De/De nên đời con De/De = 1) 

Nếu các cây P không có HVG thì giao tử ab được tạo ra từ cây có kiểu genABabDeDe

Ở P: 480 cây: 720 cây AbaBDeDe40%ABabDeDe:60%AbaBDeDe

Nếu không có HVG thì theo lí thuyết giao tử ab = 0,4 x 0,5 = 0,2 đề bài  có HVG ở 2 giới với tần số f. 

Ta có: ab¯=0,4×1f2+0,6×f2=0,24f=40%

Do ở 2 bên P đều có cặp De/De nên ta viết lại cấu trúc của P: 0,4ABab:0,6aBAb.

Ta tính tỉ lệ giao tử ở P: 

0,4ABab;f=40%AB=ab=0,4×1f2=0,12Ab=aB=0,4×f2=0,08

0,6AbaB;f40%AB=ab=0,6×f2=0,12Ab=aB=0,6×1f2=0,18

→ AB = ab = 0,24; Ab = aB = 0,26.

I đúng, vì 2 bên P đều có HVG sẽ cho tối đa 10 loại kiểu gen.

II sai, cá thể dị hợp về 2 kiểu gen: ABab+AbaB=2×0,242+2×0,262=0,2504

III sai, đời F1 luôn có 1 tính trạng D- trội  tỉ lệ trội 3 tính trạng: ABD=0,5+0,0576=0,5576

IV sai, cây mang 3 tính trạng trội và có kiểu gen đồng hợp: ABABDeDe=0,24×0,24=0,0576

 Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F1, số cây đồng hợp chiếm 0,05760,557610,33%

Chọn C


Câu 39:

19/07/2024

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau thu được F1 có tỷ lệ kiểu hình là 9 thân cao, hoa đỏ :3 thân cao, hoa trắng : 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị gen bé hơn 50%. Theo lí thuyết, ở F1 có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.

II. Trong số các cây thấp, đỏ; cây thuần chủng chiếm 1/3.

III. Số cây có 1 alen trội có thể chiếm 3/16.

IV. Trong số các cây cây cao, đỏ; cây có kiểu gen dị hợp có thể chiếm 4/9

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Biện luận quy luật di truyền, tìm kiểu gen của P

Bước 2: Viết sơ đồ lai

Bước 3: Xét các phát biểu.

Cách giải:

Ta thấy F1 có 4 loại kiểu hình, 16 tổ hợp giao tử  P dị hợp 2 cặp gen.

Tỉ lệ thân thấp, hoa trắng = 1/16  ab = 25%; do tần số HVG (nếu có) nhỏ hơn 50%  giao tử ab phải khác 0,25  Các gen PLĐL.

P: AaBb  AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)

Xét các phát biểu:

I đúng. 

II đúng, cây thấp đỏ: 3/16; cây thấp đỏ thuần chủng chiếm: aaBB = 1/16  Trong số các cây thấp, đỏ; cây thuần chủng chiếm 1/3 

III sai, cây có 1 alen trội: Aabb + aaBb =2×24×14=14

IV sai, trong các cây cao đỏ, cây có kiểu gen dị hợp chiếm 8/9 (vì cao đỏ chiếm 9/16; mà đồng hợp AABB chiếm 1/16  dị hợp chiếm 8/16).

Chọn C


Câu 40:

23/07/2024

Phả hệ dưới đây mô tả bệnh M và bệnh N di truyền phân li độc lập, mỗi bệnh do một trong 2 alen của 1 gen quy định. 

Cho biết tất cả những người trong phả hệ đều thuộc 1 quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó khi chỉ xét về bệnh M thì có 16% số người bị bệnh; khi chỉ xét về bệnh N thì có 1% số người bị bệnh. 

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, xác suất sinh con gái đầu lòng chỉ bị 1 bệnh của cặp 13 – 14 là

Xem đáp án

Phương pháp:

Bước 1: Tìm quy luật di truyền.

Bước 2: Tính cấu trúc di truyền của quần thể theo các bệnh đó.

Bước 3: Tính xác suất kiểu gen của cặp vợ chồng 13,14 và xác suất cần tính.

Cách giải:

Ta thấy P bình thường sinh ra con gái bị 2 bệnh  Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.

Xét quần thể người: trong đó khi chỉ xét về bệnh M thì có 16%  mm = 0,16  tần số alen m = 0,6; M = 0,4  cấu trúc di truyền của quần thể: 0,36MM:0,48Mm:0,16mm

Số người bị bệnh; khi chỉ xét về bệnh N thì có 1% số người bị bệnh nn= 0,01  tần số alen n = 0,1;N = 0,9  cấu trúc di truyền của quần thể: 0,81NN:0,18Nn:0,01nn

Người 13 có bố mẹ mắc 2 bệnh này nên có kiểu gen MmNn. 

Xét người 14:

+ Người 10: có bố (4) bị cả 2 bệnh nên có kiểu gen MmNn.

+ Người 9: (0,36MM:0,48Mm)(0,81NN:0,18Nn)  (3MM:4Mm)(9NN:2Nn)

 Cặp vợ chồng 9 – 10: MmNn × (3MM:4Mm)(9NN:2Nn)  (1M:1m)(1N:1n) × (5M:2m)(10N:1n) 

 người 14: 514MM:714Mm1022NN:1122Nn5MM:7Mm10NN:11Nn

Xét cặp vợ chồng 13 – 14: MmNn × (5MM:7Mm)(10NN:11Nn)

 (1M:1m)(1N:1n) × (17M:7m)(31N:11n) 

+ XS sinh con chỉ bị bệnh M: 12m×724m×112n×1142n=73576

+ XS sinh con chỉ bị bệnh N: 112m×724m×12n×1142n=4514032

+ XS sinh con gái là 1/2 

+ Xác suất họ sinh con cái đầu lòng chỉ bị 1 bệnh là: 12×73576+4514032=4814032.

Chọn C


Bắt đầu thi ngay