30 câu trắc nghiệm: Địa lí ngành công nghiệp
30 câu trắc nghiệm: Địa lí ngành công nghiệp
-
363 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
14/08/2024Công nghiệp chế biến cà phê của nước ta phân bổ chủ yếu ở vùng nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên và khu vực này cũng có ngành công nghiệp chế biến cà phê phát triển nhất (tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến cà phê nhất).
D đúng
- A sai vì ngành chế biến cà phê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, nơi có điều kiện trồng cà phê thuận lợi và nguồn nguyên liệu dồi dào.
- B sai vì đây không phải là khu vực trồng cà phê chính. Công nghiệp chế biến cà phê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, nơi có điều kiện trồng và cung cấp nguyên liệu cà phê.
- C sai vì vùng này không có sản lượng cà phê lớn. Công nghiệp chế biến cà phê chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên, nơi sản xuất cà phê chính của nước ta.
*) Một số cây CN chủ yếu
- Cà phê
+ Là cây CN quan trọng số 1 của vùng.
+ Diện tích hiện nay là hơn 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê của nước.
+ Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất 259 nghìn ha.
+ Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
+ Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
+ Cà Phê BMT nổi tiếng chất lượng ngon.
- Chè
+ Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và 1 phần ở Gia Lai.
+ Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ - Gia Lai, Bảo Lộc, B'Lao - Lâm Đồng.
+ Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su
+ Là vùng trồng cao su lớn thứ 2, sau ĐNB.
+ Trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk .
- Dâu tằm
+ Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta.
+ Tập trung ở các cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng.
Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng TT, hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu...
Câu 2:
25/10/2024Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng “Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp” mà chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng cao nhờ đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ
=> B, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế"
- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Câu 3:
16/08/2024Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp ở nước ta?
Đáp án: B
Giải thích: Đặc điểm của khu công nghiệp - Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
*) Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
Một góc thành phố Thái Nguyên - Điểm công nghiệp phát triển
b) Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung) được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
- Tính đến tháng 12/2019, cả nước đã hình thành 335 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 256 khu đang đi vào hoạt động.
c) Trung tâm công nghiệp
- Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.
- Có các ngành chuyên môn hóa, các ngành hỗ trợ và phục vụ.
- Về quy mô, chia làm 3 loại:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Thái Nguyên, Vinh, Việt Trì,...
Thành phố Hồ Chí Minh - Một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giải Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 4:
23/07/2024Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?
Hướng dẫn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố có mật độ dân số lớn nhất nước ta. Với dân số đông là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm như sữa, bánh kẹo, rượu bia,… => Các ngành chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh, trong đó có chế biến sữa.
Chọn: B
Câu 5:
14/09/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp năng lượng của Duyên hải Nam Trung Bộ?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Phát biểu không đúng với công nghiệp năng lượng của Duyên hải Nam Trung Bộ là Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng rất đa dạng và dồi dào vì vùng này rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng
*Tìm hiểu thêm: "Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng"
a) Tình hình phát triển
- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
- Công nghiệp: cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
- Xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất,…
Hạn chế: tài nguyên nhiên liệu, năng lượng hạn chế.
b) Giải pháp
- Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kV.
- Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
c) Phát triển giao thông vận tải
- Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam.
- Khôi phục hệ thống sân bay của vùng (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Chu Lai,…).
- Phát triển các tuyến đường ngang nối các cảng nước sâu tạo ra thế mở cửa cho vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Câu 6:
20/08/2024Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta?
Đáp án đúng là : C
- Hoạt động Khai thác bôxit không thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
Việt Nam là quốc gia có tài nguyên bôxít thuộc loại lớn trên thế giới, chủ yếu tập trung tại 2 của tỉnh Tây Nguyên là Đắc Nông và Lâm Đồng. Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác bôxít là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, là nguồn lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Khai thác bôxit thuộc công ngiệp khai khoáng.
- Khai thác than,Khai thác dầu khí,Sản xuất điện đều thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Công nghiệp năng lượng
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.
* Công nghiệp khai thác dầu, khí
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.
- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
b) Công nghiệp điện lực
- Tiềm năng phát triển điện lực: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước,...
- Sản lượng điện tăng rất nhanh.
- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 - 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2019, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng (tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí).
- Về mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP. Hồ Chí Mình) dài 1488km.
* Thủy điện
- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nhà máy thủy điện lớn:
+ Miền Bắc: Hoà Bình (1920 MW), Thác bà, Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW).
+ Miền trung + Tây Nguyên: Y-a-li (720 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (300 MW), Đa Nhim,...
+ Nam: Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW).
* Nhiệt điện
- Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn đầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta:
+ Bắc: Phả Lại 1 (440 MW), Phả Lại 2 (600 MW), Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Ninh Bình.
+ Nam: Phú Mỹ (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Hiệp Phước (375 MW), Thủ Đức (1500 MW),…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Câu 7:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Hướng dẫn: SGK/127, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D
Câu 8:
23/07/2024Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?
Hướng dẫn: SGK/122, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: A
Câu 9:
23/07/2024Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là
Hướng dẫn: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: B
Câu 10:
23/07/2024Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?
Hướng dẫn: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: B
Câu 11:
23/07/2024Trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề nào sau đây?
Hướng dẫn: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: A
Câu 12:
23/07/2024Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiền liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề môi trường nào sau đây?
Hướng dẫn: SGK/118, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: A
Câu 13:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?
Hướng dẫn: SGK/121, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: A
Câu 14:
23/07/2024Trung tâm công nghiệp Cần Thơ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành nào sau đây?
Hướng dẫn: Trung tâm công nghiệp Cần Thơ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành chế biến nông sản do trung tâm công nghiệp Cần Thơ nằm trong vùng trọng điểm cây ăn quả, cây lương thực số 1 nước ta.
Chọn: B
Câu 15:
02/11/2024Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm
Đáp án đúng là: A
Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng để tăng tính cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ giúp cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
→ A đúng
- B sai vì tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Mặc dù chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng, nhưng đổi mới công nghệ chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- C sai vì một yếu tố cần xem xét trong quá trình này. Đầu tư chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và tăng cường tính cạnh tranh cho ngành công nghiệp.
- D sai vì đầu tư chủ yếu nhằm cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, từ đó gián tiếp giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu thị trường một cách hiệu quả hơn.
Ngành công nghiệp Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ vào việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến giúp tăng năng suất lao động, cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí. Điều này không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trên thị trường trong và ngoài nước.
Đổi mới trang thiết bị cũng đồng nghĩa với việc tích hợp các công nghệ tự động hóa và thông minh, cho phép sản xuất hiệu quả hơn và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, đầu tư vào công nghệ mới còn giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng, từ đó tạo ra sản phẩm ổn định và đáng tin cậy hơn.
Việc hạ giá thành sản phẩm thông qua cải tiến công nghệ cũng giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm với giá cả hợp lý hơn, từ đó thúc đẩy tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế. Do đó, đầu tư vào đổi mới công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế quốc gia.
Câu 16:
23/07/2024Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta?
Hướng dẫn: SGK/114, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: A
Câu 17:
23/07/2024Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
Hướng dẫn: SGK/114, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: C
Câu 18:
23/07/2024Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
Hướng dẫn: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: C
Câu 19:
12/08/2024Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới là mục tiêu chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu toàn cầu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
A đúng
- B sai vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là những mục tiêu quan trọng nhưng không phải là cơ cấu ngành công nghiệp. Thay vào đó, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vào thị trường thế giới.
- C sai vì khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một phần quan trọng của phát triển bền vững, nhưng không phải là cơ cấu ngành công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và hội nhập vào thị trường thế giới.
- D sai vì tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng không phải là cơ cấu ngành công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.
Các yếu tố như sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đổi mới công nghệ, và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự chuyển dịch này tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và sản phẩm xuất khẩu, như công nghệ thông tin, điện tử, và chế tạo máy móc. Việc chuyển dịch này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ việc thu hút đầu tư nước ngoài và gia tăng xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Câu 20:
23/07/2024Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm
Hướng dẫn: SGK/114, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D
Câu 21:
07/08/2024Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
Chọn: C
Giải thích: Nhân tố chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng là do nước ta có nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú từ nông nghiệp, khoáng sản, thủy sản, chăn nuôi,…
* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO 3 NHÓM NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
* Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của các nhân tố
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.
- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 22:
23/07/2024Biện pháp chủ yếu để công nghiệp nước ta thích nghi tốt với cơ chế thị trường là:
Hướng dẫn: SGK/114, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: B
Câu 23:
23/07/2024Việc đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm:
Hướng dẫn: SGK/114, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D
Câu 24:
21/08/2024Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là
Đáp án đúng là : A
- Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là đầu tư công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm.
Hướng dẫn: Phát triển bền vững có nghĩa là sự phát triển về mọi mặt của xã hội ở hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự phát triển trong tương lai xa. Muốn như vậy cần phải đầu tư công nghệ và chú trọng bảo vệ môi trường.
- Các biện phát còn lại ,góp phần đưa ngành công nghiệp nước ta phát triển hơn,nhưng nó không phải là lý do chủ yếu.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Cơ cấu công nghiệp theo ngành
a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng
- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
b) Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành
- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Câu 25:
07/08/2024Biện pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nước ta là
Đáp án đúng là: C
Đầu tư theo chiều sâu giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm công nghiệp.
C đúng
- A sai vì điều này chỉ tạo ra sự đa dạng về nguồn lực mà không trực tiếp cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc công nghệ sản xuất. Tăng khả năng cạnh tranh chủ yếu cần tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ và cải thiện quy trình sản xuất.
- B sai vì điều này chỉ cải thiện khả năng thích ứng với thị trường mà không trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm hay công nghệ sản xuất. Tăng khả năng cạnh tranh chủ yếu cần tập trung vào đầu tư công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất.
- D sai vì chúng tập trung vào cung cấp nguồn nguyên liệu và mở rộng thị trường mà không trực tiếp giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, những yếu tố quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh.
Biện pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nước ta là đầu tư theo chiều sâu và đổi mới công nghệ vì:
- Nâng cao chất lượng: Đầu tư vào công nghệ hiện đại giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
- Tăng năng suất: Đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp tăng năng suất và giảm thời gian sản xuất.
- Đổi mới quy trình: Cải thiện quy trình sản xuất giúp tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu và giảm lãng phí.
- Tăng giá trị gia tăng: Sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến thường có giá trị gia tăng cao hơn và được thị trường ưa chuộng hơn.
- Cạnh tranh quốc tế: Công nghệ mới giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao và giá thành hợp lý.
Đầu tư theo chiều sâu và đổi mới công nghệ là cách hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh và giữ vững vị thế trên thị trường.
Câu 26:
23/07/2024Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm
Hướng dẫn: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D
Câu 27:
23/07/2024Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta
Hướng dẫn: SGK/126, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D
Câu 28:
23/07/2024Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có
Hướng dẫn: SGK/122-123, địa lí 12 cơ bản.
Chọn: D
Câu 29:
23/07/2024Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
Hướng dẫn: Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng.
Chọn: D
Câu 30:
23/07/2024Phương hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
Hướng dẫn: Phương hướng đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là: Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ và xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
Chọn: D
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết (3059 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên- Mức độ thông hiểu (3766 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (2381 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (4228 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (3944 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (1095 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (1705 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (1008 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ nhận biết (có lời giải chi tiết) (679 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (5981 lượt thi)